Ông Chu là nông dân sống ở một thôn làng thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Tích góp được một khoản tiền sau 2 năm làm việc chăm chỉ, ông Chu quyết định sửa sang lại ngôi nhà của mình. Tuy nhiên khi đang đào đất ông bất ngờ tìm thấy một "tảng đá" kỳ lạ.
Tảng đá có vỏ ngoài cứng nhưng bên trong lại mềm và xốp cứ như bông. Dưới ánh nắng mặt trời, bề mặt của nó rất bóng và có nhiều nếp nhăn. Tuy nhiên, khi nhấc tảng đá lên, ông Chu lại thấy nó không nhẹ như mình tưởng. Thấy kỳ lạ, ông liền đem "tảng đá" cân thử thì thấy nó nặng hơn 10 kg.
Thông tin ông Chu phát hiện ra "tảng đá" kỳ lạ nhanh chóng lan truyền khắp làng. Dân làng tò mò kéo tới nhà ông để tận mục sở thị “tảng đá”. Người thì đoán đó là một cục thịt. Có ý kiến cho là nấm khổng lồ, người lại tin đây là một loại kỳ hoa dị thảo. Mọi người đều khuyên ông Chu tìm chuyên gia kiểm định.
Cuối cùng, ông Chu quyết định đem "tảng đá" lên thành phố nhờ chuyên gia thẩm định. Sau khi kiểm tra, chuyên gia cho biết "tảng đá" mà ông Chu tìm thấy là Linh Chi Thái Tuế.
Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, là một loại nấm thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim (Ganodermataceae).
Nấm linh chi là một vị thuốc đã được ghi trong tập sách "Thần nông bản thảo" viết cách đây khoảng 2.000 năm. Lý Thời Trân, tác giả bộ "Bản thảo cương mục" nổi tiếng thế giới (Lần đầu tiên in năm 1595), cũng đã giới thiệu vị linh chi với 6 loại linh chi mang màu sắc và tên khác nhau: Thanh chi (linh chi màu xanh), hồng chi (màu hồng) còn gọi là xích chi, đơn chi, hoàng chi (còn gọi là kim chi) màu vàng, bạch chi (còn gọi là ngọc chi) màu trắng, hắc chi (còn gọi là huyền chi) màu đen, tử chi – linh chi màu tím.
Về thực vật, người ta xác định nấm linh chi không phải một loại cỏ, mà là một loại nấm hóa gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có dạng hình thận, có dạng hình tròn hay hình quạt. Cuống thường cắm không ở giữa mũ nấm mà cắm lệch sang một phía mũ; hình trụ tròn hay dẹt có thể phân nhánh cuống và cuống có màu khác nhau tùy theo loài. Loài đỏ thay đổi từ nâu đến đỏ vàng, đỏ cam, mặt trên bóng loáng như đánh vecni, trên mặt mũ có những vân đồng tâm.
Theo kinh nghiệm xưa, tất cả các loài linh chi màu sắc khác nhau đều được sử dụng, nhưng với những tính chất và tác dụng khác nhau.
Linh chi thường thấy mọc hoang dại ở các vùng núi cao lạnh ở một số tỉnh của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây…). Người ta thu hoạch nấm, phơi sấy khô rồi sử dụng bào chế các dạng bột, thuốc nước ngọt hay đông khô…
Theo những công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu linh chi hoang dại của toàn Trung Quốc thì trong hỗn hợp 6 loại linh chi có hàm lượng germanium (một chất khoáng có lợi cho sức khỏe con người) cao hơn lượng germanium có trong nhân sâm từ 5 đến 8 lần. Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn. Lượng polysaccharide cao có trong linh chi tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganoderic trong linh chi có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
Nấm linh chi quý một thì linh chi thái tuế còn quý hơn gấp nhiều lần bởi tìm được chúng trong tự nhiên là vô cùng khó.
Linh chi thái tuế có vẻ ngoài khá đặc biệt và dễ bị nhầm lẫn với những gốc cây nên khó phát hiện. Loại linh chi này càng lâu năm thì giá trị càng cao.
Loại nấm này có nhiều màu khác nhau. Loại màu đỏ hình dạng giống san hô, loại màu trắng giống như mỡ và loại màu đen trông như than. Ngoài ra còn một số màu sắc khác như xanh lục… Tuy nhiên, sắc độ càng nhạt thì chất lượng của nấm càng tốt, giá trị dinh dưỡng càng cao.
Theo các lời truyền tụng, linh chi Thái tuế là một loại dược liệu quý hiếm mà Tần Thủy Hoàng đã từng dày công tìm kiếm. Tần Thủy Hoàng luôn ám ảnh làm sao để có thể đạt được trường sinh bất tử , đã không ngại làm những điều kỳ quái trong đó có việc cho người đi tìm kiếm Linh chi Thái tuế. Nhưng cho đến khi qua đời, ông vẫn chưa có được cái gọi là thuốc trường sinh.
Theo các chuyên gia của Học viện Đông y Thiên Tân, linh chi thái tuế chứa Polysaccharides, protein, chất béo, nhiều loại axit amin cũng như các nguyên tố giàu dinh dưỡng khác, giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn của cơ thể, điều tiết hormone estrogen, kích thích sản sinh tế bào miễn dịch. Ngoài ra, loại linh chi này đặc biệt giàu PPQ, chất có khả năng điều tiết miễn dịch, ngừa các bệnh về gan, ngăn ngừa tế bào gốc tự do làm tổn thương cơ thể, đặc biệt có khả năng phòng chống ung thư mạnh.
Linh chi thái tuế được liệt vào danh sách hàng siêu phẩm. Chính vì sự quý hiếm, trên thị trường, linh chi thái tuế có giá là 39.000 USD/gram (hơn 900 triệu đồng/gram). Cục linh chi thái tuế mà ông Chu tìm thấy có trọng lượng 10 kg, như vậy giá trị của nó vô cùng lớn. Có thể nói ông Chu đã tìm thấy cả một gia tài.
Sau khi hay tin ông Chu bất ngờ tìm thấy linh chi thái tuế đắt đỏ, dân làng đều chúc mừng ông. Thậm chí, sau khi thấy ông Chu ngâm linh chi thái tuế vào trong nước, có người còn xin nước đó về để thu hút may mắn, tài lộc.
Theo Minh Hoa/Người Đưa Tin