Có thể nói, cách dùng độc và kháng độc giữa các loại vật trong tự nhiên giống như một cuộc chiến tranh phức tạp.
Trong tự nhiên, để sinh tồn thì rất nhiều loài động vật đã tự phát triển khả năng tự vệ bằng nọc độc. Chúng biến cơ thể thành một túi đựng các loại chất kịch độc để tấn công kẻ thù lẫn kẻ săn mồi.
Không phải ngẫu nhiên mà vào tháng 5 âm lịch hàng năm, thời điểm cuối Xuân đầu Hạ, người dân đã tạo ra một tập tục truyền thống rất đặc biệt, đó là xua đuổi "ngũ độc”. “Ngũ độc” là chỉ 5 loài động vật mà theo cảm nhận của người xưa là có mang độc tính cực mạnh, bao gồm: Rắn, rết, bò cạp, cóc, và thằn lằn. Nhưng thằn lằn không hề độc nên cũng có ý kiến cho rằng nên thay thằn lằn bằng nhện.
Theo Hoàng lịch (hay còn gọi là Âm lịch), tháng 5 cũng chính là lúc giao thời giữa mùa Xuân và mùa Hạ, cỏ mọc xanh tốt, côn trùng kêu râm ran, ruồi bay thành từng bầy. Lúc này thời tiết dần nóng lên, lại gặp mùa mưa phùn có độ ẩm cao, bệnh tật do chướng khí cũng tăng mạnh, ôn dịch bắt đầu hoành hành.
Còn rắn, rết, cóc, những loài động vật và côn trùng có độc vốn sinh trưởng trong môi trường ẩm thấp, nên vào thời gian này cũng bắt đầu sinh trưởng mạnh. Kiểu thời tiết như vậy rất dễ khiến con người thấy khó chịu, cũng tạo điều kiện sinh sản cho những loài côn trùng gây bệnh.
Có thể nói cách dùng độc và kháng độc giữa các loại vật trong tự nhiên giống như một cuộc chiến tranh phức tạp. Cả con mồi lẫn kẻ đi săn đều phải cải tiến vũ khí chất độc hoặc khả năng kháng độc của mình liên tục. Điển hình là giữa rết và rắn.
Một đoạn clip ngắn được quay tại Quảng Châu, Trung Quốc, đã cho người xem mãn nhãn trước cuộc chiến cực kỳ gay cấn giữa một bên là rết đầu đỏ và bên còn lại là rắn to gấp hàng chục lần con rết.
Xem đoạn clip, có thể thấy con rết có thể hình khiêm tốn hơn hẳn so với đối thủ của nó. Trong khi con rắn cố tìm cách giết chết đối thủ thì con rết với thân mình đen dài 20 cm, đầu đỏ, râu đỏ đang xoay xở để lật con rắn ngửa ra.
Đến 30 giây cuối cùng của clip, con vật chân đốt dường như đã chiếm lấy phần thắng, nhưng vẫn chưa chịu nới lỏng vòng siết.
Bất chấp những nỗ lực của con rắn, có vẻ như nọc độc của rết đã khiến nó dần kiệt sức và đành phải chấp nhận cái kết bi thương.
Theo các nhà khoa học, nọc độc của rết có thể hạ gục được đối thủ lớn hơn nó gấp 15 lần nhờ cơ chế khiến nạn nhân bị co giật. Thứ chất độc đó được biết đến với cái tên "Ssm Spooky Toxin", có thể tàn phá hệ thống tim mạch, hệ hô hấp và thần kinh của nạn nhân.
Khi bị đe dọa, rết sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tự vệ. Những con rết nhiệt đới to lớn không ngần ngại tấn công và có thể gây đau đớn. Rết đá sử dụng chân sau dài của chúng để ném chất dính vào kẻ thù.
Con rết sống trong đất thường không tự vệ. Thay vào đó, chúng cuộn mình lại giống như quả bóng để tự bảo vệ mình. Rết nhà thì chọn cách chạy thật nhanh khi bị tấn công.
Theo Quí Ánh/TNCK