Bán đảo hẹp Baja California Sur ngoài khơi bờ biển phía tây Mexico là nơi sinh sống của một loài xương rồng độc đáo có tên là xương rồng quỷ leo, hay xương rồng sâu bướm.
Theo tìm hiểu, xương rồng quỷ leo có tên khoa học là Stenocereus eruca, một loài xương rồng kỳ lạ.
Thay vì mọc thẳng đứng lên như các loài khác trong họ xương rồng, xương rồng quỷ nằm bẹp trên mặt đất, chỉ hơi nhô lên phần đầu.
Khi hàng trăm cây xương rồng quỷ leo cùng mọc một chỗ, nhìn qua giống như nơi đây vừa xảy ra một vụ tàn sát, như thể có ai đó đã tàn nhẫn chém chúng thành từng mảnh, trông rất dị hợm.
Mời quý vị xem video: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Xương rồng quỷ leo cũng nổi tiếng với khả năng trườn bò hiếm có của mình. Nằm phủ phục trên đất, loài xương rồng này phát triển theo kiểu tiến lên phía trước và tự hủy phía sau của mình.
Mặt dưới của thân cây thường xuyên mọc ra rễ mới giống như các mỏ neo giúp cây hút chất dinh dưỡng trong khi đó, nó vẫn tự di chuyển, bò qua sa mạc.
Phần đuôi của cây khi tự hủy sẽ đồng hóa với đất, biến thành chất dinh dưỡng nuôi cây, được hút ngược vào cây thông qua rễ.
Nói cách khác, xương rồng quỷ leo không chỉ tự giết mình để di chuyển, nó còn ăn thịt chính mình để sinh tồn.
Tốc độ tăng trưởng và di chuyển của xương rồng quỷ leo phụ thuộc vào khí hậu nơi nó phát triển. Tại nơi bản địa có khí hậu ẩm ướt và biển, nó di chuyển với tốc độ gần mét mỗi năm.
Nhưng khi mẫu vật được đưa đến môi trường nóng và khô cằn, sự phát triển của xương rồng quỷ leo sẽ bị chậm lại khiến tốc độ di chuyển của nó chậm đi 90%.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được, tại sao xương rồng quỷ leo lại di chuyển. Giả thiết được nhiều người đồng ý nhất đó là do, loài xương rồng này thường mọc trên một dải đất bị cô lập, nơi không có sinh vật để phát tán phấn hoa của nó.
Do đó, xương rồng đã tiến hóa để sinh sản vô tính hoặc bằng cách nhân bản, trong đó các bộ phận của xương rồng tự tách khỏi các cơ sở chết và phát triển độc lập như một cây mới.
Kiều Dụ (Theo AP)