“Con quái vật” hiện hình ngay trên biển với sức hủy diệt kinh hoàng

Google News

Một bức ảnh với cảnh tượng ngoạn mục ở Hawaii đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng, vì tác giả đã kịp ghi lại một khoảnh khắc được cho ra cực hiếm.

Bức ảnh một mái vòm dung nhamcao 65 feet (khoảng 20 mét) ở Hawaii, là kết quả của một quá trình phun trào núi lửa kéo dài từ năm 1969 đến năm 1974, đã được Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ chia sẻ trên Twitter, khiến cư dân mạng "dậy sóng". Nhiều người khen tác giả của bức ảnh thật quá bản lĩnh.

Cụ thể, đây là vụ phun trào có tên Mauna Ulu của núi lửa Kilauea, đã tạo ra gần 460 triệu mét khối dung nham và kéo dài suốt 5 năm. Bức ảnh về sự kiện hy hữu này được chụp vào năm 1969 bởi JB Judd, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Mặc dù cột dung nham nhìn giống như mọc lên từ mặt nước nhưng thực tế nó đang nằm trên đất liền. Mái vòm này hình thành từ ngày 10/10 đến ngày 13/10/1969. Nhìn từ xa, nó không khác gì một con quái vật khổng lồ bước ra từ những bộ phim điện ảnh.

Núi lửa Kilauea là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên Trái đất. Dạng phun trào này được gọi là "đài phun nước mái vòm". Loại hình này không quá xa lạ nhưng việc dung nham tạo thành dạng vòm đối xứng như thế này là rất hiếm, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết.

Để so sánh kích thước của cột dung nham này, bạn có thể tham khảo hình dưới đây.

“Con quai vat” hien hinh ngay tren bien voi suc huy diet kinh hoang

Cột dung nham so với một người trưởng thành (Ảnh: Earthwonders)

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ: "Đó là vụ phun trào lâu nhất và lớn nhất trên sườn Kilauea trong ít nhất 2200 năm, và nó kéo dài tổng cộng 1.774 ngày".

LiveScience cho biết lượng dung nham đó đủ để lấp đầy 140.000 bể bơi cỡ Olympic.

Các mái vòm dung nham - hay các mái vòm núi lửa - có kích thước và hình dạng khác nhau. Chúng có thể cao tới 1640 feet (khoàng 500 mét), nhưng thường nằm trong phạm vi từ 30 đến 320 feet (khoảng 9 đến 100 mét). Chúng được hình thành bởi magma nhớt tích tụ xung quanh lỗ mở của volvano, còn được gọi là "lỗ thông hơi", nghiên cứu do Oregon State tiết lộ.

"Giống như các dòng dung nham, chúng thường không có đủ khí hoặc áp suất để phun ra ngay lập túc, mặc dù đôi khi chúng có thể xảy ra", Oregon State giải thích trong một bài đăng trên blog. "Tuy nhiên, không giống như những loại thông thường, dung nham hình mái vòm thường đặc và dính, do đó chúng tạo thành đống lớn và cao xung quanh lỗ thông hơi".  

Theo Thuy Anh/Pháp luật & Bạn đọc