Ảnh minh họa.
Hải ly thuộc loại động vật có vú, chủ yếu tồn tại ở châu Âu, thích sống dọc theo bờ sông trong các khu rừng ôn đới và cận Bắc Cực lạnh giá. Nó chủ yếu ăn cành cây và vỏ cây để sinh tồn.
Đây là loại động vật giỏi lặn trong nước, chúng thường chỉ xuất hiện vào ban đêm để xây đập, đào hang làm chỗ trú. Lý do hải ly xây đập là vì không muốn trở thành con mồi của chó sói đồng cỏ, linh miêu, sói, gấu.
Hải ly có thể dễ dàng bị bắt ở môi trường trên cạn. Nhưng ở dưới nước, chúng có thể thoát chết bằng cách bơi lội bằng những ngón chân có màng với tốc độ nhanh hơn đi bộ.
Những con đập này chia cắt vùng nước, dẫn tới hình thành các ao, hố sâu dưới nước, nơi đàn hải ly làm tổ, qua đó giúp tổ của chúng luôn khô ráo. Ngoài ra, đập nước còn làm hạn chế dòng chảy, khiến mực nước dâng cao phía sau chúng, tạo ra môi trường tự nhiên phù hợp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hải ly cũng xây đập để làm tổ. Chúng luôn xem xét môi trường xung quanh, tìm kiếm vùng nước đủ điều kiện để xây đập. Nếu không, chúng vẫn có thể làm tổ thông qua việc đào hang sâu vào bên trong lòng đất.
Nói về quá trình hải ly xây tổ, đầu tiên chúng dùng những chiếc răng dài, nhọn để đốn ngã cây rồi lại tiếp tục rã thân cây ra nhiều mảnh nhỏ để dễ mang về chỗ cần xây tổ. Tiếp đế, chúng sẽ xếp chồng những khúc cây này lên nhau cho tới khi tạo được một con đập. Cuối cùng, hải ly còn đào một cái hang làm chỗ trú và dự trữ thức ăn cho mùa đông dài.
Điều đáng chú ý, từ tháng 8/2023, hải ly bắt đầu chết liên tục trong quá trình xây tổ. Trước diễn biến này, các nhà sinh thái học bắt đầu tiến hành điều tra tại chỗ về nguyên nhân cái chết của chúng. Sau nhiều cuộc điều tra, họ đã đưa ra một kết luận rất kỳ lạ, đó là chúng bị thân cây giết.
Theo đó, hải ly có khả năng gặm nhấm thân cây rất mạnh, khi gặm thường đi vòng tròn, đến mức hoàn toàn không thể nhìn thấy cây đổ về phía nào. Đây cũng là lý do chính khiến hải ly bị cây đè chết liên tục.
Theo SHTT & ST