Chúng ta đang bị Facebook, Google biến thành những chú “cừu non”

Google News

(Kiến Thức) - Những trang thông tin mạng như Facebook, Twitter hay Google đang đẽ dọa đến khả năng suy trì sự sống của con người trên trái đất. Bạn không tin ư? Vậy hãy xem bài phân tích của tác giả Andy Borowitz trên tờ New Yorker.

    Theo đó, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin là một thiên phú của loài người nhưng ngày nay các trang mạng xã hội đang khiến chúng ta tiếp nhận chúng một cách bị động, hay nói cách khác là bị "ngu hóa".
    Chung ta dang bi Facebook, Google bien thanh nhung chu “cuu non”
     
    Lười suy nghĩ, phản biện
    Năm 2012, Giáo sư tâm lý học David Dunning đã làm dậy sóng cộng đồng mạng khi đưa ra luận điểm: "Nếu bạn cực kỳ ngu thì làm sao để bạn nhận ra điều đó?"
    Đi cùng luận điểm trên là những nghiên cứu của ông cho thấy thông thường, các sinh viên đạt điểm thấp nhất lớp lại tự tin thái quá vào kết quả kiểm tra. Nói cách khác, những người thiếu hiểu biết thường bị ảo tưởng về khả năng "thông minh" của mình.
    Ngày nay, con người được tiếp xúc với rất nhiều thông tin trên Internet, nhưng phần lớn những thông tin đó mang tính chất khẳng định sự việc thay vì kích thích sự tư duy, gây tranh cãi hoặc tính phản biện cho người đọc.
    Với kiểu đưa thông tin như ngày nay, độc giả sẽ thụ động lướt tin, tiếp nhận thông tin và tin tưởng những gì đã đọc và không hề kiểm chứng hay suy xét kỹ các bài viết.
    Nói cách khác, kiểu đọc tin trên Facebook hay các trang mạng xã hội ngày nay đang kích thích những anh hùng bàn phím vào chém gió những điều mà họ không có hiểu biết sâu mà chỉ dựa trên những tựa đề, tít bài không được kiểm chứng.
    Chuyên gia tâm lý học và thần kinh học Daniel Levitin cũng đồng ý với quan điểm trên khi công trình nghiên cứu của ông cho thấy tư duy phản biện trong thời đại thông tin ngày nay đang bị xói mòn. Não bộ của độc giả ngày nay được tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông tin và thay vì đánh giá nhiều nguồn thông tin khác nhau, chúng ta lại có xu hướng tin tưởng vào cảm xúc của đám đông và bản thân.
    Chung ta dang bi Facebook, Google bien thanh nhung chu “cuu non”-Hinh-2
     
    Hậu quả là những thông tin giả mạo hay có luận điểm rất yếu vẫn được nhiều người chia sẻ cũng như tin tưởng.
    Trên thực tế, con người đã có thói quen tin vào các lời đồn hay thông tin giả mạo hàng nghìn năm qua, tiêu biểu là những câu chuyện thần thoại, sự tích các anh hùng thời xa xưa. Ngày nay, những thông tin giả mạo được làm một cách tinh vi hơn khi đan xen với các tin thật, làm độc giả khó phân biệt đúng sai.
    "Não bộ thường hạn chế lưu trữ những thông tin mà nó cho rằng có thể dễ dàng truy cập được từ nơi khác. Bởi vậy kiến thức thường bị quên lãng nếu mọi người tin rằng mình có thể hỏi mọi thứ từ Google hay Facebook", nhà báo William Poundstone nói.
    Tờ Newsweek từng có cuộc khảo sát với kết quả bất ngờ rằng khoảng 40% công dân Mỹ không hề biết rằng đất nước họ từng tham dự Thế chiến II. Khoảng 50% người dân Mỹ không biết Tổng thống Thomas Jefferson trông như thế nào dù mặt ông được in lù lù trên đồng xu Mỹ từ năm 1938.
    Thú vị hơn, khảo sát của nhà báo Poundstone cho thấy khả năng nhận thức và phản biện của một người sẽ chứng minh không chỉ mức độ thông minh mà còn là thu nhập của người đó.
    Với câu hỏi liệt kê những nghị sĩ và quan chức đứng đầu trong các bang, Poundstone nhận thấy những người có thu nhập trên 43.000 USD/năm thường nói được 7 cái tên trở lên.
    Với câu hỏi về số thứ 2 trong chuỗi số Pi (3,14159265359…), những người có thu nhập trên 32.000 USD/năm thường trả lời đúng.
    Cách chữa
    Không chỉ chỉ ra vấn đề tiếp nhận thông tin tiêu cực, bị ngu hóa bởi Internet, Facebook, Google mà chuyên gia Levitin còn cung cấp một giải pháp để thoát khỏi tình trạng này, đó là tập trung vào các con số, từ ngữ cũng như thế giới quan của vấn đề. Từ đó, chúng ta có thể nhận biết được các nhà nghiên cứu cũng như công ty truyền thông xào nấu số liệu thế nào và tiếp nhận thông tin cho đúng cách.
    Hãy xem xét tựa đề: "Tại Mỹ có khoảng 150.000 cô gái và phụ nữ trẻ tử vong mỗi năm do chứng biếng ăn".
    Chung ta dang bi Facebook, Google bien thanh nhung chu “cuu non”-Hinh-3
     
    Bài viết có tựa đề trên đã thu hút được hàng chục nghìn lượt chia sẻ và rất nhiều chuyên gia thậm chí đã ngộ nhận con số trên là chính xác. Dẫu vậy, con số thống kê chính thức cho thấy mỗi năm chỉ có khoảng 85.000 phụ nữ trong độ tuổi 15-24 tại Mỹ tử vong, thậm chí nếu nâng độ tuổi lên 44 thì tổng cũng chỉ đạt mức 140.000 người. Vì vậy, con số 150.000 người như thông tin đã đăng là hoàn toàn sai sự thật.
    Việc xào nấu hoặc sử dụng tiểu xảo để che dấu thông tin cũng hay được các công ty sử dụng để đáp ứng nhu cầu bản thân họ. Ví dụ như trong bản báo cáo kinh doanh năm 2013, rõ ràng doanh số của iPhone giảm sút nhưng thay vì chiếu 1 góc kết quả kinh doanh, CEO Steve Jobs khi đó chiếu hẳn 1 đường doanh số từ năm 2008. Nhờ đó, các nhà đầu tư bị hút vào đường tăng trưởng doanh số ấn tượng của Apple mà bỏ quên mất mức doanh thu quý thảm hại năm 2013.
    Thậm chí, rất ít nhà đầu tư đủ sức chú ý đến những con số, bảng tài chính chằng chịt phức tạp được liệt kê dưới đó.
    Kể cả những cuộc nghiên cứu, thăm dò dư luận hay thị trường cũng có tính sai lệch khá lớn. Một người lớn tuổi được phỏng vấn không thể đại diện cho những người trẻ hay quan điểm của một cá nhân không thể đại diện cho một nhóm người.
    Con người chúng ta thường hay áp dụng tư duy chủ quan của bản thân lên 1 vấn đề và tìm kiếm những bằng chứng hỗ trợ cho chúng. Thật không may, Internet lại tràn ngập các nguồn thông tin khác nhau và hậu quả là chúng ta bị ngộ nhận với các quan điểm chủ quan mà không kiểm chứng tính xác thực của nguồn tin.
    Theo Levitin, não bộ con người chỉ có thể xử lý 120bit dữ liệu mỗi giây, không bằng 1 chiếc chip Intel. Trong khi đó, chúng ta không chỉ xử lý những dữ liệu thu thập được mà còn phải thu thập tin tức môi trường xung quanh để đánh giá các mối đe dọa tiềm năng. Do chúng ta không hay gặp nguy hiểm cũng như không hay trò chuyện thân mật với người khác nên cảm xúc của chúng ta bị chi phối rất lớn từ việc tiếp xúc những nguồn thông tin khác nhau.
    Nói cách khác, nếu có một người nào đó để chia sẻ quan điểm ngoài đời thực thì chúng ta sẽ khó bị chi phối bởi các trang tin Facebook hoặc Google hơn.
    Thêm vào đó, việc phản biện là cả một quá trình luyện thể lực cho não nên con người thường có xu hướng bỏ qua chúng để chọn các thông tin theo cảm tính. Bởi vậy, con người ngày nay nên cố gắng luyện tập não bộ, cách xử lý và tiếp nhận thông tin hàng ngày để trở thành một độc giả khôn ngoan trước sự xâm lược ngày càng lớn của Facebook hay Google.
    Chung ta dang bi Facebook, Google bien thanh nhung chu “cuu non”-Hinh-4
     

    Theo New Yorker