Nhiều người trong chúng ta có thể nghĩ rằng cá voi sát thủ không có mắt hoặc mắt của chúng chính là những đốm trắng trên đầu. Tuy nhiên mắt của chúng lại vô cùng nhỏ và nằm dưới đốm trắng phía trước. Đôi mắt này của chúng rất nhỏ, hoàn toàn không tương xứng với kích thước to lớn của cơ thể và đầu.
Vậy tại sao mắt của cá voi sát thủ lại nhỏ như vậy? Những đốm trắng lớn trên đầu của chúng có tác dụng gì?
Cá voi sát thủ, còn gọi là cá heo đen lớn hay cá hổ kình là một loài cá heo thuộc phân bộ cá voi có răng, họ hàng là cá heo đại dương. Đây là phân loài cá voi lớn nhất trong họ. Ngoài ra chúng còn rất giỏi đe dọa các sinh vật khác, thậm chí còn dám cả gan bắt nạt cá mập trắng lớn được coi là hung thần đại dương.
Tại sao cá voi sát thủ lại có đôi mắt rất nhỏ?
Trên thực tế, không chỉ cá voi sát thủ, mà hầu như tất cả các loài cá voi đều có một đôi mắt nhỏ, không cân xứng với đầu và cơ thể, chẳng hạn như cá voi xanh, loài động vật lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh, chúng có đôi mắt nhỏ đến mức gần như vô hình khi so với kích thước cơ thể.
|
Cá voi xanh, còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân bộ Mysticeti. Dài 33,5 mét và nặng 200 tấn hay thậm chí hơn nữa, nó là động vật lớn nhất từng tồn tại và nặng nhất từng tồn tại. Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng. |
Là tổ tiên sớm nhất của động vật có vú biển, cá voi Pakicetus cổ đại đã bắt đầu tiến hóa cách đây 50 triệu năm. Khoảng 35 triệu năm trước, những loài động vật biển có vú nguyên thủy đã phát triển một đôi mắt có thể có tầm quan sát mạnh mẽ dưới nước.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về mắt của cá voi, họ đã phát hiện ra một loại protein "rhodopsin", giúp cho mắt của cá voi có khả năng bắt ánh sáng tốt hơn khi dưới nước và giúp chúng có khả năng tìm kiếm con mồi dưới biển sâu. Rõ ràng là với khả năng nhìn dưới nước mạnh mẽ, cá voi sẽ phải tiến hóa để sở hữu đôi mắt to hơn để phát triển tiềm năng này.
Tuy nhiên, đôi mắt của các loài cá voi lại rất nhỏ, và điều này có liên quan đến môi trường mà chúng sinh sống, năng lực thị giác mạnh mẽ để sinh tồn trong nước là quan trọng, nhưng thị lực mạnh mẽ với một đôi mắt to dưới nước lại có một lỗ hồng chết người. Ánh sáng sẽ tán xạ và khúc xạ trong nước, ngoài ra môi trường này cũng có rất nhiều tạp chất khác nhau và khoảng cách thị giác của các loài động vật trong nước cũng rất ngắn, và điều này không có lợi cho việc kiếm ăn của các loài động vật lớn như cá voi.
Ngoài ra, phần lớn các loài cá voi đều sống theo bầy đàn, chúng có nhu cầu giao tiếp lớn, bởi vậy chúng cần một cơ quan không chỉ để định vị con mồi từ xa mà còn có thể giao tiếp với đồng loại. Vì vậy chúng đã phát triển hệ thống định vị bằng tiếng vang, cho phép chúng có thể "nhìn" thấy những nơi xa hơn, xác định được nhiều vật thể xung quanh hơn mà không cần tới mắt, đồng thời chúng cũng có thể giao tiếp được với đồng loại bằng hệ thống này.
Cá voi tấm sừng phát triển khả năng định vị bằng âm thanh tần số thấp, trong khi đó các loài cá voi có răng phát triển khả năng định vị âm thanh tần số cao và những khả năng này không những được củng cố theo quá trình tiến hóa. Tuy nhiên cá voi có răng thường dựa vào trán để bắt âm thanh trong khi cá voi tấm sừng lại dựa vào tai để bắt âm thanh.
Với một hệ thống "lợi hại" như vậy, đôi mắt của cá voi hiển nhiên sẽ không còn tác dụng, cho dù chúng có tiếp tục tiến hóa thì đôi mắt của cá voi vẫn bị môi trường hạn chế, nên so với các cơ quan khác, mắt của cá voi không còn được tiến hóa đáng kể theo thời gian. Đôi mắt của các loài cá voi nhỏ như vậy là do chúng đã tiến hóa những cơ quan khác để bù đắp những hạn chế của đôi mắt trong môi trường nước.
Bí ẩn về những đốm trắng phía trên mắt của cá voi sát thủ
Cá voi sát thủ có đôi mắt nhỏ, nhưng liền kề với mắt lại có đốm trắng lớn nên nhìn từ xa hai đốm mắt trắng này càng giống mắt của nó. Vậy đốm mắt này có tác dụng gì?
Một số nhà khoa học tin rằng đốm trắng trên mắt cá voi thực chất là để bảo vệ mắt của chúng, mặc dù mắt của cá voi sát thủ không quan trọng bằng hệ thống định vị bằng tiếng vang nhưng nó cũng không thể thiếu.
Theo Đức Khương/Phụ nữ Việt Nam