1. Cổng địa ngục Darvaza, Turkmenistan
Nằm giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan, Trung Á, miệng núi lửa Darvaza được biết đến với cái tên Gates To Hell hay còn gọi cánh cổng tới địa ngục. Đây là một trong những địa điểm diễn ra hiện tượng đáng chú ý nhất khu vực Turkmenistan. Hiện tượng này do chính con người tạo nên.
Cánh cổng tới địa ngục được tạo ra do sai lầm trong quá trình thăm dò địa chất năm 1971. Một giàn khoan đã vô tình đâm vào hang khí tự nhiên khổng lồ dưới lòng đất. Tuy không để lại thương vong về người, toàn bộ phần mặt đất dưới mũi khoan nhanh chóng đổ sụp xuống và tạo thành hố khổng lồ có đường kính khoảng 70 m.
2. Giếng Thánh Patrick, Orvieto, Ý
Mặc dù vẻ ngoài kì dị nhưng cái giếng này được xây để cung cấp nước cho toàn thành phố trong một cuộc bao vây. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1527 trong thời gian giáo hoàng Clement VII định cư ở Orvieto. Trong khi bị bao vây, nước được vận chuyển từ giếng này, chuyên chở trên lưng những con la, đưa đến pháo đài Albornoz
3. Miệng núi lửa Yasur, đảo Vanuatu
Yasur là một ngọn núi lửa đang hoạt động trên đảo Vanuatu . Vụ phun trào cuối cùng của nó diễn ra vào năm 2017 và các bộ lạc sống trên đảo tin rằng có một vị thần cổ đại sống trong miệng núi lửa, họ sẽ nổi giận nếu có người làm phiền. Đó là lý do tại sao chỉ có người lớn và pháp sư mới được phép đi lên trên miệng núi lửa. Tất nhiên, khách du lịch cũng có thể đến đây, nhiều người thường tìm cảm giác mạnh khi leo lên Yasur.
4. Big Hole ở Kimberley, Nam Phi
Big Hole là một mỏ kim cương lớn tại Kimberley, Nam Phi và hiện đã dừng hoạt động. Đây chính là nơi viên kim cương nổi tiếng thế giới De Beers với trọng lượng 428,5 ca-ra được tìm thấy.
Một điều đáng ngạc nhiên khác ở mỏ kim cương này là trong quá trình khai thác, người ta đã tự đào được một cái hố khổng lồ, sâu hoắm và dựng đứng như hình mà không cần bất kỳ thiết bị cơ khí hạng nặng hay công nghệ nào.
5. Er Wang Dong, Trung Quốc
Đây là một chiếc hố khổng lồ tự nhiên vừa được khám phá vào năm 2013 có tên Er Wang Dong (có nghĩa là hang động thứ hai của Hoàng cung). Nơi này gây ấn tượng không chỉ bởi độ sâu hun hút không thấy đáy mà còn khiến nhiều nhà địa chất phải ngạc nhiên vì nó có hẳn một hệ thống thời tiết hoàn toàn riêng biệt so với thế giới bên ngoài.
Er Wang Dong nằm tại tỉnh Chongquing thuộc Tây Nam Trung Quốc. Chiếc hố này có lối đi trải dài 42.139m và độ sâu tối đa ở mức 441m. Chiếc hố này rộng đến mức ta có thể xem nó như một hang động khổng lồ, có rừng xanh tươi tốt, có hồ nước trong vắt lẫn thác nước tự nhiên trắng xóa, và thậm chí còn có cả mây và thời tiết riêng như một mảnh đất nằm lẻ loi giữa thế giới bên ngoài.
6. Hố Great Blue, rạn san hô Belize
Hố đại dương khổng lồ và gần như tròn tuyệt đối với đường kính 305m và chiều sâu 122m này hoàn toàn là sản phẩm của tự nhiên. Địa điểm thu hút rất nhiều thợ lặn tò mò về sự bí ẩn của nó đến khám phá. Nhiều người đã đến đây và không trở lại. Thậm chí người ta còn gọi cái hố là "nghĩa trang của các thợ lặn". Bất chấp điều đó, các nhà thám hiểm vẫn đến rạn san hô tuyệt đẹp này với mong muốn được chiêm ngưỡng thế giới bên trong nó.
7. Tháp ngược của Masons, Bồ Đào Nha
Tháp đảo ngược này nằm trong lâu đài Quinta da Regaleira ở trung tâm thị trấn Sintra, Bồ Đào Nha. Thực chất tháp đảo ngược này là một chiếc giếng sâu 27 m nhưng không có nước mà có một cầu thang xoắn ốc đưa du khách xuống đến tận đáy. Từ miệng giếng nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác như đây là một chiếc tháp lộn ngược.
Ngày trước, nơi đây thường diễn ra các nghi lễ thờ cúng linh thiêng và hiện nay là địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng của Bồ Đào Nha.
8. Mỏ Mir, Nga
Mỏ Mir là một trong những nguồn khai thác kim cương lớn nhất ở Mirny (Cộng hòa Sakha, thuộc vùng Siberia, Nga). Mỏ sâu hơn 525 m, đường kính 1.200 m và là hố nhân tạo lớn thứ hai thế giới. Vì thời tiết lạnh giá ở Siberia, việc khai thác kim cương không hề đơn giản, các chuyên gia phải sử dụng những động cơ phản lực để khoan xuyên qua hoặc đặt mìn nhằm nổ đất ra.
Đặc biệt, kim cương được khai thác từ mỏ Mir có kích thước và kiểu dáng đồng nhất đến khó tin. Tuy nhiên, vẫn chưa ai giải thích được lý do của hiện tượng này.
Theo Thu Hường / Petrotimes