Chó không phải loài duy nhất được người cổ đại nuôi làm thú cưng

Google News

Khám phá khảo cổ học mới cho thấy mối quan hệ đồng hành giữa người và cáo. Điều này cho thấy chó không phải loài duy nhất được người cổ đại nuôi làm thú cưng.

Chó được coi là loài động vật đầu tiên được con người thuần hóa, mối liên kết bền chặt giữa loài chó và con người đã tồn tại hàng nghìn năm. Tuy nhiên, chó không phải là loài duy nhất thuộc họ chó được người cổ đại nuôi làm thú cưng.

Một nghiên cứu khảo cổ học đáng chú ý ở Nam Mỹ đã tìm thấy hài cốt của loài cáo bên cạnh ngôi mộ của con người từ 1.500 năm trước. Bằng chứng di

truyền cho thấy loài cáo này ăn uống với chế độ tương tự như những người săn bắn hái lượm ở Patagonia.

Tiến sĩ Ophélie Lebrasseur của Đại học Oxford cho biết: "Đây là một phát hiện rất hiếm khi thấy loài cáo này dường như có mối quan hệ chặt chẽ như vậy với các cá nhân trong xã hội săn bắt hái lượm".

Cho khong phai loai duy nhat duoc nguoi co dai nuoi lam thu cung

Loài cáo Dusicyon avus, hay còn gọi là cáo Darwin, từng sinh sống ở Patagonia, Nam Mỹ cho đến khoảng 1.000 năm trước. Các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy loài cáo này đã được thuần hóa bởi người săn bắt hái lượm trong khu vực cách đây 1.500 năm.

Việc kiểm tra răng cho thấy cá thể cáo cổ đại được thuần hóa này thuộc về loài cáo Dusicyon avus, một loài đã tuyệt chủng có hình dáng giống chó rừng. Nó có kích thước tương đương với một con chó chăn cừu Đức và có quan hệ gần gũi với loài sói quần đảo Falkland (Dusicyon australis). Sói Quần đảo Falkland đã tuyệt chủng vào năm 1867.

Các nhà nghiên cứu đã lấy những mẫu nhỏ ở cẳng tay và đốt sống của con vật để phân tích DNA. Mặc dù các mẫu gen đã bị suy giảm nghiêm trọng nhưng các nhà khoa học vẫn có thể sửa chữa và tái tạo một số trình tự gen bị thiếu. Kết quả là các nhà khoa học không tìm thấy sự trùng khớp nào giữa những con cáo này với bất kỳ loài thuộc họ chó nào còn sống.

Dữ liệu DNA này cũng bác bỏ quan điểm trước đó cho rằng loài cáo cổ đại lai giống với chó nhà đã được mang đến Patagonia khoảng 1.000 năm trước. Tuy nhiên, Dusicyon avus quá khác biệt về mặt di truyền với chó nhà nên chúng không thể sinh ra con lai.

Người ta không biết tại sao Dusicyon avus lại tuyệt chủng. Tuy nhiên, một bí ẩn khác là tại sao hài cốt của sinh vật giống cáo này lại được chôn cùng với con người.

Cho khong phai loai duy nhat duoc nguoi co dai nuoi lam thu cung-Hinh-2

Khám phá được thực hiện tại một địa điểm khảo cổ ở tỉnh Santa Cruz, Argentina. 

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương và răng của cáo Darwin cùng với xương người và đồ tạo tác khác. Phân tích DNA cho thấy loài cáo này không có liên quan đến bất kỳ loài thuộc họ chó nào còn sống, dù là chó nhà hay các loài cáo Nam Mỹ khác. Dữ liệu DNA này củng cố thêm ý tưởng rằng những hài cốt cào này thuộc về loài Dusicyon avus. Nó cũng bác bỏ ý tưởng trước đây cho rằng loài cáo cổ đại đã lai tạp với chó nhà được mang đến Patagonia khoảng 1.000 năm trước.

Phân tích carbon phóng xạ của hài cốt cả cáo và người cho thấy chúng có cùng độ tuổi. Tương tự như vậy, cả hai loại hài cốt đều có kiểu mài mòn giống nhau, cho thấy rằng Dusicyon avus và con người được chôn cất cùng nhau một cách có chủ ý.

Các đồng vị được bảo quản trong răng của Dusicyon avus gợi ý về chế độ ăn của nó. Nó chứa thịt, là món chính của bất kỳ loài thuộc họ chó hoang dã nào. Tuy nhiên, chế độ ăn của nó cũng bao gồm một loại cây giống ngô - loại cây mà những người bị chôn vùi cũng ăn.

Lời giải thích hợp lý nhất dường như là con người đã thuần hóa và nuôi dưỡng Dusicyon avus để làm bạn đồng hành. Trên thực tế, răng cáo hoang dã cũng đã từng được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ xưa khác của con người ở Argentina và Peru. Hơn nữa, các nhà khảo cổ học trước đây đã tìm thấy những đồ trang trí nhỏ làm từ răng của loài cáo Nam Mỹ.

Cho khong phai loai duy nhat duoc nguoi co dai nuoi lam thu cung-Hinh-3

 

Dusicyon avus là một loài cerdocyonine canid đã tuyệt chủng thuộc chi Dusicyon, có nguồn gốc từ Nam Mỹ trong thế Pleistocene và Holocene. Nó có kích thước từ trung bình đến lớn, cỡ bằng một con chó chăn cừu Đức. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với loài sói quần đảo Falkland, có nguồn gốc từ quần thể D. avus. Phạm vi phân bố của Dusicyon avus kéo dài qua Pampas và Patagonia ở phía nam và trung tâm Nam Mỹ, với phạm vi ước tính khoảng 762.351 km².

Khám phá này có ý nghĩa quan trọng vì nó cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy loài cáo đã được thuần hóa ở Nam Mỹ. Nó cũng cho thấy rằng quá trình thuần hóa động vật có thể đã xảy ra sớm hơn và ở nhiều nơi trên thế giới hơn so với suy nghĩ trước đây.

Ngoài ra, khám phá này còn cho thấy mối quan hệ giữa người và cáo phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây. Có thể người săn bắt hái lượm đã thuần hóa cáo Darwin để làm thú cưng, giúp săn bắt hoặc lấy lông.

Cáo là một phần của họ chó, Canidae, cũng bao gồm chó nhà, chó sói, chó rừng, chó dingoes và các loài chó khác. Tuy nhiên, mặc dù thuộc cùng một họ, chó (và chó sói) đều thuộc chi Canis, trong khi hầu hết các loại cáo đều thuộc chi Vulpes. Có khoảng mười triệu năm tiến hóa tách biệt chó nhà và cáo đỏ.
Theo Đức Khương/ĐS&PL