Cháy rừng ở Úc đang hoành hoành. Theo Independent, chiến dịch “kế hoạch hoá dân số” đàn lạc đà sẽ bắt đầu hôm qua 8/1, theo lệnh của các lãnh đạo khu vực vùng Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (APY).
Trước đó, người dân địa phương liên tục phàn nàn về việc đàn lạc đà tràn vào khu dân cư và uống mọi nguồn nước chúng tìm thấy, bao gồm cả nước từ vòi và dưới bể.
“Chúng tôi mắc kẹt trong điều kiện nóng bức, khó chịu, và cảm thấy không khoẻ, vì những con lạc đà đã tràn đến, quật đổ hãng rào, đột nhập nhà riêng và cố uống nước từ ống điều hoà không khí”, Marita Baker – một cư dân địa phương cho biết.
Không chỉ uống nhiều nước, lạc đà còn góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính, vì chúng thải ra lượng khí methane tương đương một tấn carbon dioxide mối năm.
Phát ngôn viên Sở Môi trường Nam Úc cho biết số lượng lạc đà gia tăng nhanh chóng đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống trong khu vực, gây thiệt hại đáng kể đối với cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm cho các gia đình và gia tăng áp lực lên ngành chăn nuôi.
Hình ảnh những con lạc đà chết khát hoặc giẫm đạp lên nhau để tiếp cận nguồn nước đã xuất hiện ở khắp nơi.
“Trong một số trường hợp, xác lạc đà có thể làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các địa điểm văn hoá.”
Ước tính, số lượng lạc đà ở Úc hiện lên tới khoảng 1,2 triệu con.
Lạc đà được đưa đến Úc từ Ấn Độ và Afghanistan trong thế kỷ 19, và được sử dụng để vận chuyển, phục vụ việc xây dựng.
Dự kiến chiến dịch bắn hạ 10.000 con lạc đà sẽ kéo dài 5 ngày. Xác lạc đà sẽ được phơi khô, trước khi bị thiêu huỷ hoặc chôn cất.
Nếu chiến dịch không được triển khai, quần thể lạc đà sẽ tăng gấp đôi cứ sau 8 đến 10 năm.
Hoạt động được tiến hành trong bối cảnh hơn một tỷ cá thể động vật đã bị tiêu diệt trong các vụ cháy rừng đang hoành hành trên khắp nước Úc.
Một con koala được cứu từ đám cháy rừng ở Úc. Ảnh: Reuters
Chris Dickman, một nhà sinh thái học tại Đại học Sydney, nói với HuffPost rằng con số gần nửa tỷ sinh vật thiệt mạng là không chính xác, vì không bao gồm các động vật như dơi, ếch và động vật không xương sống.
Nếu tính cả số sinh vật này, thì con số sẽ vượt quá 1 tỷ.
Theo Minh Hạnh/Dân Việt