Ảnh minh họa
Nằm tại tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc, cây trinh nam hơn 1300 tuổi vẫn đang sinh sôi và tỏa bóng mát cả một vùng đất. Loại cây này cao tưới hơn 30m và thuộc đặc hữu ở Trung Quốc. Nó chỉ xuất hiện tại một số tỉnh như Quý Châu, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Hiện tại loại cây này đã nằm trong danh sách được bảo tồn và đang bị đe dọa mất môi trường sống.
Cây trinh nam đại thụ 1300 năm tuổi hiện cao 46 m, đường kính 8,92 m, nhiều người ôm vòng tay mới xuể. Người làng ở Quý Châu tin rằng, cây đại thụ này mang lại nhiều may mắn.
Gỗ cây trinh nam rất đắt đỏ, có màu vàng óng khi đánh bóng, chỉ Hoàng đế Trung Hoa mới được sở hữu. Theo sử sách ghi lại, gỗ trinh nam từng dùng để làm cột trụ xây dựng Tử Cấm Thành, là vật liệu làm ngai vàng, tủ đồ trong phòng ngủ của các Hoàng đế thời nhà Minh.
Tuy nhiên, số lượng gỗ trinh nam được dùng làm vật liệu xây dựng là vô cùng ít ỏi, bởi giống cây này có thời gian sinh trưởng khá lâu. Thông thường, một cây gỗ trinh nam “nhả tơ vàng” sẽ mất khoảng 50 năm mới có thể dùng làm gỗ xây dựng.
Thậm chí có loại phải chờ tới 100 - 150 năm mới có thể sử dụng, đây cũng được coi là loại gỗ trinh nam tơ vàng có giá cao nhất. Với loại gỗ này, phần lõi với các đường vân tơ vàng sẽ chiếm phần lớn thể tích thân cây (từ 80% - 95% trở lên). Tuy nhiên, chỉ có những cây trinh nam vài trăm đến hơn nghìn năm tuổi mới đạt được điều kiện này. Có lẽ đây cũng là lý do ở Trung Quốc hiếm có ai chịu trồng loại gỗ này, dù cây giống có giá rất rẻ, chỉ khoảng 12 NDT/cây (42.000 đồng/cây).
Được biết cây trinh nam để sử dụng được phải tốn một thời gian rất lâu, hơn 1 đời người nên dù có giá trị kinh tế cao nhưng không mấy ai trồng. Cùng với đó là một số điều kiện bắt buộc để có thể nuôi dưỡng và phát triển một cây trinh nam rất khó nên không phải ai cũng có thể đáp ứng và nuôi trồng thành công.
Theo SHTT&ST