Trong khu rừng ở Tiểu lục địa Ấn Độ, một hiện tượng đặc biệt được cho là cây đa có thể “đi bộ”. Bởi theo IFL Science, cây đa là loài cây linh thiêng trong Ấn Độ giáo, chúng có thể di chuyển bằng cách đâm rễ và mọc cành riêng. Những chiếc rễ này rất linh hoạt và có thể “bò” theo những cách độc lạ để định vị lại nơi có ánh sáng mặt trời, thu nạp những chất dinh dưỡng trông giống như chúng đang đi bộ vậy.
Do có khả năng này, nên cây đa được công nhận là lớn nhất trên thế giới về diện tích mà chúng có thể bao phủ với tư cách cá thể. Nếu bạn nhìn vào một cây đa (Ficus benghalensis), bạn có thể sẽ nghĩ rằng đang nhìn cả một khu rừng, nhưng thực tế không phải vậy. Nó có thể chỉ là một sinh vật khổng lồ, trên thực tế ví dụ lớn nhất là cây Great Banyan có diện tích 14.500 feet vuông (1.347 mét vuông).
Mẫu vật khổng lồ này được đặt tại Vườn Bách thảo Acharya Jagadish Chandra Bose, ở Calcutta và có tán cây rộng lớn tương đương với một khu phố ở Manhattan.
Ngoài ra, cây này còn được gọi là “cây sung lạ”. Cây đa mọc lên từ hạt, rơi xuống cây khác sẽ đâm rễ phát triển. Khi cây chủ chết đi, cây đa sẽ mọc ra những rễ hỗ trợ cành đặc trưng trông giống như những cây khác.
Ngoài các hoạt động sinh học hấp dẫn quanh vùng, cây còn có ý nghĩa biểu tượng lớn. Ở Ấn Độ, cây được gọi là Vata-vriksha và gắn liền với Yama, thần chết. Vì vậy, nó thường được trồng gần các lò hỏa táng ở một số ngôi làng.
Theo Ấn Độ giáo, Krishna đã thuyết pháp về Bhagavad Gita thiêng liêng khi đứng dưới gốc cây đa. Đạo Hindu cũng mô tả một cây đa lộn ngược có rễ trên trời và mọc rễ hướng về Trái đất. Qua nhiều thế kỷ, cái cây này có nhiều mối liên hệ khác nhau với sự sống, khả năng sinh sản và sự hồi sinh, nhưng khi người Anh xâm chiếm Ấn Độ, họ đã sử dụng những cái cây linh thiêng này để treo cổ những người bất đồng chính kiến. Kể từ khi giành được độc lập, người dân Ấn Độ đã khai hoang cây này và hiện nay là cây quốc gia của họ.
Theo Thu Hà/ Thương Hiệu và Pháp Luật