Tốn điện năng
Cắm củ sạc điện thoại liên tục trong ổ điện gây tốn một lượng điện năng nhất định. Theo tính toán chúng ta sẽ mất khoảng 3kWh điện mỗi năm. Tuy nhiên, nếu sạch điện thoại của bạn không phải là hàng chính hãng mà chỉ là loại rẻ tiền, bán trôi nổi trên thị trường thì số điện bị lãng phí có thể nhiều hơn đến 20 lần con số trên.
Khi sạc pin, củ sạc sẽ hoạt động theo nguyên lý của máy biến áp. Nó biến điện áp cao thành điện áp thấp, đổi dòng điện xoay chiều qua 1 chiều. Hạ điện áp 220V xuống điện áp nạp vào điện thoại (tùy từng dòng máy). Sau đó nắn từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện 1 chiều để nạp cho điện thoại.
Vè cấu tạo, củ sạc điện thoại gồm 2 bộ phận: Sơ cấp nối dòng điện vào và thứ cấp nối dòng điện ra. Như vậy, dù mạch ra có kín hay không (nghĩa là có sạc hay không) thì mạch vào luôn kín nếu được cắm điện.
Do nguyên lý hoạt động như vậy, ngay cả khi không sạc thì mạch sơ cấp với cấu tạo mạch kín vẫn tiêu thụ điện năng, chỉ là ở mức thấp hơn so với khi mạch ra đóng kín (tức là khi sạc).
Điều đó có nghĩa là cắm củ sạc trong ổ điện khi không sạc điện thoại thì vẫn tiêu tốn điện năng. Ngoài ra, nó còn làm tuổi thọ của củ sạc giảm đi vì phải hoạt động liên tục.
Gây chập điện, cháy nổ
Nếu điện lưới khu vực nhà bạn không ổn định thì việc cắm sạc liên tục càng nguy hiểm. Nó có thể khiến củ sạc nóng lên, dẫn đến chập, cháy cả hệ thống điện trong nhà. Nếu việc này diễn ra khi không có người ở nhà thì vô cùng nguy hiểm.
Dễ bị rò rỉ điện
Với thiết kế đơn giản, đặc biệt là các loại sạc điện thoại không chính hãng thì việc rò rỉ điện và gây giật điện khi sử dụng là không thể tránh khỏi.
Cục sạc là thiết bị hạ điện áp từ 220V xuống 5V không sử dụng biến áp mà sử dụng điện trở và tụ điện. Giả sử nếu trẻ nghịch và đưa đầu dây cắm vào điện thoại vào miệng thì dây sạc sẽ chập do gặp nước làm mạch điện quá tải. Khi đó, thông mạch đầu ra sẽ là điện lưới 220V, cực kỳ nguy hiểm. Hoặc đơn giản là khi trời ẩm ướt, làm chập đầu ra của dây sạc, gây chập mạch điện và rất dễ gây ra hỏa hoạn.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep