Những ngôi nhà nổi giúp họ luôn kết nối với biển, mặc dù khoảng cách với đất liền cũng khiến họ bị tách rời khỏi nền văn minh hiện đại. Có lẽ, sự chia rẽ này là một phần cho phép họ duy trì lối sống và truyền thống của tổ tiên bất chấp những ảnh hưởng của toàn cầu hóa.
Người Bajau có truyền thống cư trú trên những chiếc thuyền nhỏ có mái tranh để bảo vệ họ khỏi các yếu tố thời tiết. Họ sinh ra và chết theo thủy triều, họ chèo thuyền ngày đêm, dùng kỹ năng đánh cá của mình để kiếm sống. Đây là cách họ giành được danh hiệu “những người du mục trên biển”.
Ảnh minh họa.
Người Bajau tiếp tục phát triển kiến thức trực quan của họ về đại dương. Họ không chỉ là những thủy thủ lão luyện mà còn tiến hóa để nín thở lâu hơn và lặn sâu hơn hầu hết những người khác.
Một bài báo năm 2018 trên The Atlantic đưa tin rằng người Bajau có mối liên hệ di truyền với môi trường của họ. Lá lách của họ lớn hơn tới 50% so với những người bình thường khác.
Mục đích chính của lá lách là hoạt động như một bộ lọc máu. Trong điều kiện bình thường, cơ quan này dự trữ các tế bào hồng cầu giàu oxy. Tuy nhiên, khi một người ngừng thở, lá lách sẽ co lại và di tản các tế bào để tăng cường oxy trong cơ thể.
Những người có lá lách to bất thường cũng có xu hướng sống sót lâu hơn trong môi trường thiếu oxy như dưới nước hoặc trên đỉnh núi cao.
Người Bajau được biết đến trên toàn thế giới là dân tộc dành nhiều thời gian dưới nước nhất. Những người ở đây chỉ cảm thấy trọn vẹn khi ở trong môi trường của mình: đại dương.
Những người Bajau đi biển của Malaysia có thể nín thở tới 3 phút và lặn tự do ở độ sâu 20 mét. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng người Bajau dùng tới 60% thời gian ở dưới nước, thời gian này dài gần bằng thời gian ở dưới nước của một con rái cá biển.
Phụ nữ thường sinh con trên đất liền trong những túp lều được dựng trên sàn để bảo vệ họ khỏi sóng biển. Người Bajau sống trong môi trường này không có kiến thức về đọc và viết. Cuộc sống hoàn toàn được tổ chức xung quanh việc câu cá.
Từ những đứa trẻ nhỏ nhất bơi giỏi hơn đi bộ, cho đến người già, ai cũng tìm được chỗ đứng của mình trong nghề đánh cá.
Trẻ nhỏ thường xuyên ở trên thuyền, học cách lặn hoặc bơi. Những ai đã đủ 8 tuổi đều đang bận rộn săn lùng tôm cá.
Theo Văn hóa và Phát triển