Trong thế giới tự nhiên, nhiều loài vật như bọ cạp, rắn, rết, nhện... đã tiến hóa phát triển khả năng tự vệ của chúng bằng nọc độc. Cụ thể là chúng biến cơ thể thành nơi chứa các chất độc để săn mồi và tấn công kẻ thù.
"Ngũ độc" trong truyền thuyết là gì?
Người xưa đã chọn ra 5 loài vật mà theo cảm nhận của họ là chúng mang độc tính cực mạnh và gọi là "ngũ độc". Ngũ độc gồm có rắn, rết, bọ cạp, cóc và tắc kè. Sở dĩ người xưa chọn những con vật này là bởi chúng lui tới hoặc sống trong nhà, trong phòng ở của người, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người.
Trong cuốn "Dậu dương tạp trở" thời nhà Đường có chép rằng thời nhà Đường người ta có tập tục treo "Ngũ thời đồ". Tục này treo một tờ giấy có vẽ năm loại độc vật là rắn, bò cạp, rết, con cóc, tắc kè để xua đuổi ngũ độc. Tương truyền rằng, 5 loại độc trùng này phải đồng thời sống cùng nhau thì mới không tấn công nhau. Cho nên, cổ nhân treo bức tranh này để phòng ngừa độc trùng quấy nhiễu.
Ngoài ra, trong dân gian người ta thường dán tranh "Ngũ thời đồ" trong bếp, dùng năm cái châm đâm vào "ngũ độc" với ý tứ là diệt trừ "ngũ độc" để chúng không thể làm hại con người.
Tại sao bọ cạp đứng đầu trong "ngũ độc"?
Theo trang Sohu, có một điểm bất ngờ là trong số 5 loài động vật này, bọ cạp được xếp hàng đầu của "ngũ độc". Lý do phía sau là gì?
Có 4 lý do giúp bọ cạp vượt mặt các loài như rắn, rết.
Thứ nhất, hầu hết các loại bọ cạp đều có nọc độc. Điều này khiến cho bọ cạp trở thành đại diện đứng đầu trong ngũ độc. Thế nhưng, các vết chích của chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng con người mà chủ yếu gây hại với các loài vật khác.
Bọ cạp, thuộc lớp Arachnida, có dáng vẻ gầy dài và cong với cơ thể chia thành nhiều đốt. Đặc điểm phân biệt nhất của loài này là chiếc gai độc nằm ở đuôi, được xem như vũ khí lợi hại để tự vệ và săn mồi.
Bò cạp là động vật hình nhện với 8 chân. Ngoài ra, bọ cạp cũng xuất hiện ở nhiều vùng khí hậu khác. Thân bọ cạp chia làm 2 phần, đầu ngực (đốt thân trước) và bụng (vùng thân sau).
Có khoảng 2.000 loài bọ cạp khác nhau. Một số loài có nọc độc nguy hiểm có thể gây chết người. Số ca tử vong do bọ cạp chích là khá hiếm, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Bọ cạp thường được tìm thấy nấp ở dưới các tảng đá, trong đống gỗ hay một số ngóc ngách trong nhà. Khi bị đe dọa, chúng sẽ dùng đuôi chích đối phương để tự vệ. Theo nghiên cứu, mỗi lần bọ cạp cắn có thể đưa toàn bộ nọc độc (từ 0,1 - 0,6 mg vào cơ thể nạn nhân).
Chúng không chỉ được biết đến với khả năng độc hại mà còn được ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các chứng bệnh về xương khớp.
Bọ cạp Đông Á, với độ độc của mình, là loài nổi tiếng trong số các loài bọ cạp. Những loài bọ cạp mang nọc độc gây chết người chỉ có ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ. Độc tố của chúng chứa các chất độc thần kinh và chất độc gây xuất huyết, có khả năng gây tổn thương nặng nề đến cả động vật và con người chỉ sau một vết đốt.
Tuy là loài máu lạnh, bọ cạp có thị giác và khứu giác tốt, hoạt động mạnh vào ban đêm và có thói quen ngủ đông. Chúng thích ẩn mình trong những nơi khô ráo và tối tăm, tránh xa ánh sáng mạnh.
Thứ hai, điểm đặc biệt nguy hiểm của loài bọ cạp là chúng còn có xu hướng ăn thịt đồng loại. Tính cách hung dữ và khả năng tự vệ mạnh mẽ này đã khiến cho bọ cạp được xếp hàng đầu trong "ngũ độc".
Thứ ba, rết cũng tiết ra nọc độc như bọ cạp nhưng không độc bằng bọ cạp. Lý do là lượng nọc độc không nhiều như bọ cạp nên vết đốt của rết chỉ gây sưng tấy và đau đớn. Hơn nữa, rết có tính cách hiền lành hơn bọ cạp nên chúng được xếp sau loài này.
Thứ tư, những loài khác như rắn, cóc và tắc kè đều có thể chia thành 2 loại có độc và không độc. Vì vậy, người xưa xếp hạng bọ cạp đứng trên những loài vật này.
Theo Nguyệt Phạm/Người Đưa Tin