Sao lùn nâu này có tên CFBDS J005910.83-011401.3 (nó sẽ được gọi là CFBDS0059 sau này). Nhiệt độ của nó là khoảng 350 ° C và khối lượng của nó gấp khoảng 15-30 lần khối lượng Sao Mộc- hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta.
Nằm cách hệ mặt trời của chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng, nó là một vật thể bị cô lập, có nghĩa là nó không quay quanh một ngôi sao khác.
|
Nguồn ảnh: Spaceflight Now
|
Sao lùn nâu là vật thể trung gian giữa các ngôi sao và các hành tinh khổng lồ (như Sao Mộc). Khối lượng của sao lùn nâu thường nhỏ hơn 70 lần khối sao Mộc, nhưng với CFBDS J005910.83-011401.3 thì khác, vì nó có khối lượng lớn nên nó dành phần lớn thời gian để đốt cháy hydro, do đó giữ nhiệt độ bên trong không đổi, một sao lùn nâu dành cả đời như thế sẽ lạnh hơn ở mặt ngoài theo thời gian.
Đến nay, hai loại sao lùn nâu đã được biết đến: các sao lùn L (nhiệt độ 1200-2000 ° C), có các đám mây bụi và aerosol trong bầu khí quyển cao của chúng; và các sao lùn T (nhiệt độ thấp hơn 1200 ° C), có quang phổ rất khác nhau do khí metan hình thành trong khí quyển của chúng.
Do chứa amoniac và có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các sao lùn L và T, CFBDS0059 có thể là nguyên mẫu của một loại sao lùn nâu mới được gọi là sao lùn Y.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Axios)