Có một khu vực nằm trên núi Côn Lôn, thuộc cao nguyên Thanh Tạng, Trung Quốc, nổi tiếng là nơi có đi không có về, có vào không có ra.
Nơi đây còn được gọi là "cánh cửa địa ngục", "thung lũng xác chết", người dân địa phương không dám tùy tiện đi vào. Vậy bên trong đó có cái gì đáng sợ đến vậy?
Theo thông tin đăng tải, thung lũng này không được nhiều người biết đến thế nhưng lại vô cùng nguy hiểm, là một trong năm thung lũng đáng sợ nhất thế giới.
Thung lũng này nằm trên núi Côn Lôn, dài 105km, rộng chừng 33km, cao 3200-4000m so với mặt biển.
Bao quanh thung lũng này là các dãy sa thạch màu đỏ tím vô cùng đẹp mắt. Dưới thung lũng cũng có băng tuyết, khi tuyết tan đọng thành hồ nước trong vắt, đẹp không sao tả xiết.
Thế nhưng, phong cảnh tươi đẹp như thế lại giấu diếm nguy hiểm chí mạng. Có rất nhiều truyền thuyết về thung lũng này, động vật đi vào cánh cửa địa ngục này sẽ không thể đi ra, chịu cảnh bỏ mạng, chết khô trong đó.
Mời quý vị xem video: Hút mắt thung lũng hoa đào cao nguyên Lâm Đồng
Có thông tin rằng từng có một đội thám hiểm, nghiên cứu đến thung lũng này vào mùa hè, thế nhưng vừa vào trong lại bị một trận bão tuyết tấn công. Sau khi hôn mê tỉnh dậy, những nơi đất vốn dĩ màu vàng lại biến thành màu đen, giống như mặt đất bị thiêu đốn, thực sự vô cùng kỳ lạ.
Được biết, nhiều chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu. Hóa ra, thung lũng này thực sự có ẩn chứa nguy hiểm chết người. Cả một khu vực rộng lớn đều là đá bazan, có từ tính mạnh mẽ và tinh thể thạch anh. Cộng hưởng lại, có thể tạo thành "thánh địa sấm xét".
Do bị hai ngọn núi lớn cản trở, ở vùng phụ cận thung lũng dễ dàng hình thành những đám mây dông lớn. Thêm vào đó, dưới tác động của từ trường sẽ xuất hiện hiện tượng sấm xét mạnh. Người hoặc động vật đi vào thung lũng rất dễ bị sét đánh trúng.
Được biết, các nhà địa chất cũng phát hiện, có dòng sông tối trong các đầm lầy sâu hun hút. Nếu lỡ chân đi vào đó, sẽ bị rơi xuống vực thẳm không đáy. Đây cũng chính là lý do, nếu thiếu hiểu biết mà cố tình đi vào thung lũng, sẽ đi vào mà không thể đi ra.
Kiều Dụ (Theo CNT)