Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, Trái Đất đã trải qua không ít lần "gặp nạn". Tính từ 540 triệu năm trở lại đây, hành tinh của chúng ta đã phải hứng chịu khoảng 20 cuộc tuyệt chủng lớn nhỏ khác nhau.
Trong số đó, sự kiện tuyệt chủng xảy ra cách đây 252 triệu năm trước được giới khoa học gọi là cuộc Đại tuyệt chủng tàn khốc nhất: Tiêu diệt hoàn toàn 96% sự sống sinh vật biển sống trên hành tinh; Khiến cho quá trình tiến hóa của Trái Đất bị tác động vô cùng mạnh mẽ.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của các sự kiện tuyệt chủng trong lịch sử hàng trăm triệu năm của Trái Đất, nhưng chưa có nguyên nhân nào tạo được sự đồng thuận lớn của giới khoa học thế giới.
|
Đại tuyệt chủng tiêu diệt hoàn toàn 96% sự sống sinh vật biển sống trên hành tinh. Ảnh minh hoạ |
Tuy nhiên, phát hiện mới đây của nhóm các nhà nghiên cứu đã khiến nhiều người phải chú ý. Theo đó, nhóm các nhà nghiên cứu kết luận rằng: Nguyên nhân gây nên thảm họa Đại Tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất (tính trong khoảng 540 triệu năm trở lại đây) mang tên Shoaling.
Tiến hành nghiên cứu các lớp đá ngầm tại các vùng biển ở Canada và Nhật Bản (phần biển từng thuộc đại dương Panthalassa - một đại dương rộng lớn bao quanh siêu lục địa Pangaea trong cuối đại Cổ Sinh và đầu đại Trung Sinh), các nhà khoa học phát hiện hợp chất lưu huỳnh điôxit (SO₂) trộn lẫn với một hợp chất khác của lưu huỳnh tạo nên một loại chất độc hóa học cực mạnh. Lượng chất độc hóa học này hình thành ngày càng lớn theo thời gian và chúng bị "giam hãm" trong các lớp trầm tích dưới đáy biển.
Nhóm nghiên cứu nhận định, có thể Trái Đất sẽ không phải hứng chịu cuộc Đại Tuyệt chủng nếu không có nhân tố mang tên Shoaling tác động.
Các khí bị trộn lẫn dưới đại dương được cho là do hiện tượng Shoaling, nghĩa là các con sóng bị biến dạng khi độ sâu của nước không bằng một nửa chiều dài của sóng. Hiện tượng này dẫn tới hiện tượng giảm vận tốc truyền sống cũng như bước sóng. Khi biển bị quấy động, khí độc ở dưới đáy biển bị khuấy lên và hòa trộn với nước biển, khiến các sinh vật bị ngộ độc, không thể sinh sống nổi.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không hề đưa ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng shoaling cũng như mối liên hệ của nó tới sự tuyệt chủng của sinh vật trên cạn.
Theo Lê Cao/VietQ