Đá là vật vô tri vô giác. Chúng không phải là sinh vật sống. Chúng không có quá trình sinh học, không thể thở, sinh sản hay di chuyển. Ít nhất, đây là điều mà tất cả chúng ta đều đã từng biết.
Tuy nhiên, có một loại đá đặc biệt ở Romania hoàn toàn là một ngoại lệ, chúng có "hành vi" giống như một sinh vật sống. Vào mùa khô, Trovant hoàn toàn bất động và giữ nguyên vị trí mà không thay đổi kích thước. Nhưng khi mùa mưa đến, những viên đá dường như trở nên sống động, bắt đầu tăng kích thước và thậm chí di chuyển.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ những tảng đá có hình dạng cầu bất thường này được hình thành do hoạt động địa chấn kéo dài và dữ dội bất thường của kỷ Miocen giữa. Các sóng xung kích được tạo ra bởi các trận động đất lớn đã nén chặt các trầm tích cát và cô đặc xi măng đá vôi thành các cục hình cầu - thường được gọi là trovant.
Nguyên nhân khiến những tảng đá này phát triển, di chuyển và sinh sôi?
Trovant rất đa dạng về kích thước và hình dáng, một số có thể đặt vừa trong lòng bàn tay trong khi nhiều khối đá cao quá đầu người, thậm chí có kích thước lên tới 4,5 m. Trong hơn 100 trovant ghi nhận tại ít nhất 20 địa điểm, vài khối đá được khai quật sau khi nền cát xung quanh chúng bị khai thác.
Những hòn đá kỳ lạ ở Romania có khả năng phình to và mọc lên như nấm sau mưa là một hiện tượng bí ẩn thu hút được nhiều sự chú ý của giới khoa học. Những hòn đá này có liên quan đến một hiện tượng địa chất tại khu vực.
Trovant được tạo thành từ một lõi đá cứng và cát hoặc sỏi hình thành xung quanh nó. Những cấu trúc độc đáo này chỉ có thể hình thành trong các tích tụ cát có độ xốp cao và trầm tích sa thạch được kết dính bởi nước giàu canxi cacbonat.
Canxi cacbonat cần thiết trong việc hình thành trovant, và nó cũng có vai trò quan trọng trong việc làm cho đá lớn lên khi có nước mưa. Sau mỗi trận mưa rào lớn, các loài trovant hấp thụ các khoáng chất của nước mưa, sau đó kế hợp tự nhiên với các chất hóa học đã có trong đá, tạo ra phản ứng và áp suất bên trong. Áp lực này làm cho đá phát triển từ trung tâm ra rìa của nó và sinh sôi, với tốc độ lắng đọng khoảng 4-5 cm trong 1000 năm.
Trên thực tế, một vài trovant gắn cố định với nền đất bên dưới qua bệ đá cứng, như khối "Old Ladies" ở Ulmet. Hình dáng phình to khác thường của chúng xuất phát từ nguồn gốc cổ xưa. Loại đá này được tìm thấy ở làng Costesti của Rumani.
Từ trovant nghĩa là "cát xi măng". Loại đá này được hình thành từ một loại cát xuất hiện cách đây hàng triệu năm trên Trái đất. Thực tế, những vụ động đất tạo ra loại đá lạ này đã xảy ra cách đây 6 triệu năm trước.
Đá Trovant xuất hiện với hình dạng nhẵn và không có góc cạnh, thường là hình trụ, nốt sần hoặc hình cầu. Trovant phát triển những hình dạng không nhất quán này khi chúng “lớn lên” và “sinh sôi” do quá trình tiết ra "xi măng" không đều. Bạn có thể thấy những viên đá này phát triển từ chỗ chỉ có kích thước vài mm và lớn đến 10 mét.
Nhưng không chỉ cấu trúc và khả năng phát triển, sự sinh sôi của chúng mới làm cho những tảng đá trovant trở nên độc nhất vô nhị. Chúng cũng có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Và nếu điều đó vẫn chưa đủ, chúng còn có các phần mở rộng giống như rễ và các vòng tuổi có thể nhìn thấy khi bạn cắt đá. Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được những tính năng độc đáo này.
Điều kinh ngạc là trong và sau mỗi trận mưa, đá Trovants ở làng Costesti mọc lên như nấm. Những hòn đá cứ thể lớn lên, phình to một cách kỳ lạ. Đá trovant chỉ mọc khi có nước mưa. Bình thường chúng chỉ có kích thước 6 đến 9 mm nhưng khi có nước vào chúng phình to lên đến 6 tới 10 mét. Vài hòn đá thậm chí biết chuyển động. Cắt đôi hòn đá ra thì thấy có những vòng gân bên trong như một thân cây.
Về cảm quan, có thể thấy được rằng những tảng đá trovant là sự kết hợp rõ ràng các đặc điểm của một loại thực vật với một tảng đá, nên vẫn chưa rõ liệu chúng nên được phân loại là sinh vật sống hay không. Nhưng cho dù chúng còn sống hay không, thì những viên đá đang phát triển này vẫn mang đến một cảnh tượng hùng vĩ - một điểm không thể bỏ qua khi đến thăm Quận Valcea của Romania.
Bên trong đá trovants là các lõi đá cứng, bên ngoài là lớp vỏ do cát cấu tạo nên. Tuy nhiên hiện tượng phình to của đá trovants được một số nhà khoa học lý giải rằng bên dưới lớp vỏ đá là một hàm lượng khoáng vật cao. Khi bề mặt đá bị ướt, loại khoáng chất này bắt đầu gây sức ép với lớp cát bên ngoài và khiến khối đá bắt đầu phình to.
Các khối hình nhỏ khác nhau: bầu dục hoặc sần sùi như những đốm mụn xuất hiện trên mặt của các phiến đá. Đây là một dạng bê tông hóa với các hạt cát trầm tích hoặc đá liên kết với nhau bằng canxi cacbonat. "Một số được làm từ sa thạch, số khác từ sỏi. Theo thuật ngữ địa chất, chúng có thể được gọi là đá mài và đá kết tụ", Florin Stoican, đại diện Vườn Quốc gia Buila-Vanturarita cho hay.
Có rất ít nghiên cứu về nguồn gốc của những “viên đá đang lớn” ở Romania, nhưng lại có nhiều giả thuyết được đưa ra. Theo Đại hội Địa chất Quốc tế tại Oslo 2008, "Trovant" được coi là một loại "bê tông sa thạch". Theo giả thuyết đưa ra tại đại hội, Trovant của Romania có kết cấu từ tính phản ánh các điều kiện cổ động lực học (địa chấn cổ) và tương ứng với các thành phần cụ thể của trầm tích cát (đặc biệt là cacbonat) tích tụ trong cát, xuất hiện trong những chấn động địa chấn quan trọng.
Những tảng đá kỳ lạ ở Romania được cho là ra đời sau các trận động đất xảy ra cách đây 6 triệu năm. Các hồ chứa cát được tạo ra sau quá trình bồi lắng liên tiếp của các vật chất mà những con sông đưa đến. Lực hấp dẫn, chấn động địa chất, lực dính kết của dung dịch (đặc biệt là sức căng bề mặt) và cường độ bám dính giữa các hạt cát và chất lỏng được cho là đã tham gia vào quá trình này.
Theo Minh Tuấn/Đại Đoàn Kết