Tác giả chính của nghiên cứu Nathan Stein, một nhà khoa học hành tinh thuộc Viện công nghệ California ở Pasadena, nói với Space rằng nhiều vết trắng sáng xuất hiện rải rác trên hành tinh lùn Ceres có thể là vết tích của nước biển mặt đóng băng.
Minh chứng cho thấy có thể đang có hoặc từng có một đại dương lỏng nào đó tồn tại bên dưới bề mặt hành tinh Ceres .
|
Nguồn ảnh: Space. |
Stein và nhóm nghiên cứu đã phân loại hơn 300 vết sáng trên bề mặt hành tinh lùn Ceres thành 4 nhóm đặc thù.
Giải thích hiện tượng, các chuyên gia cho rằng có thể có một đại dương nào đó đang hoặc tồn tại bên dưới hành tinh này. Sức nặng của băng đá đè xuống lớp địa chất bên dưới có thể khiến lượng nước muối trong đại dương bị đẩy lên, chèn ép và nổi qua các vết nứt địa chất.
Xem thêm video: Những Thứ Kỳ Lạ Được Tìm Thấy Trên Sao Hỏa – Phần 2: - Nguồn video: Chuyện Lạ Việt Nam Và Thế Giới.
Lượng nước muối sau đó bị đóng băng và có thể là một trong những thành phần chính làm nên vệt sáng trắng bí ẩn.
Theo Stein, phần lớn các điểm sáng trên hành tinh lùn Ceres khá là trẻ, không quá vài chục triệu năm tuổi.
Huỳnh Dũng (theo Space)