Bí ẩn loại thuốc nhuộm đắt đỏ vô song, gấp hơn 40 lần vàng ròng

Google News

Một người đam mê lịch sử đã phục chế công thức sản xuất loại thuốc nhuộm từ vỏ ốc biển cực kỳ đắt đỏ của người Phoenicians cổ đại, có mức giá lên tới gần 3.000 USD/g.

Lịch sử của “màu tím Tyrian”
“Màu tím Tyrian” từng được coi là vô giá, đắt gấp 15 lần so với vàng ròng trong thế giới cổ đại. Chúng từng được coi là thứ có giá trị nhất thời cổ đại và trung cổ và có giá trị lớn hơn bất kỳ chất nào khác từng được mua bán trong thời kỳ đó.
“Màu tím Tyrian” trở thành một biểu tượng, không chỉ của sự giàu có, mà còn của quyền lực tột độ.
Đến thời người La Mã thống trị, loại màu này chỉ hạn chế sử dụng cho giới thượng lưu và những người có áo choàng tua rua màu tím đã trở thành biểu tượng của triều đại quyền lực nhất Địa Trung Hải. Ở Hy Lạp, màu sắc được luật pháp kiểm soát chặt chẽ và chỉ những nhân vật chính trị cấp cao mới có thể mặc “màu tím Tyrian”.
Bi an loai thuoc nhuom dat do vo song, gap hon 40 lan vang rong
Chỉ một số ít người trên thế giới vẫn còn sử dụng kỹ thuật Phoenician cổ xưa để tạo ra thuốc nhuộm màu tím từ động vật thân mềm. 
 
Đối với người Phoenicia cổ đại, việc buôn bán “màu tím Tyrian” đã giúp họ xây dựng một đế chế buôn bán và hình thành các thuộc địa mới trên khắp Địa Trung Hải, bao gồm cả tại Carthage.
Những người Phoenician được cho là đã thành lập đế chế Carthage vào khoảng 3.000 năm trước và trở thành một trong những cường quốc thời cổ đại, với lực lượng hải quân hùng mạnh, chiếm đóng một khu vực ven biển gần như bất khả xâm phạm.
Lý do khiến “màu tím Tyrian” trở nên đắt đỏ
Mức giá đắt đỏ của “màu tím Tyrian” trước hết xuất phát từ việc nó được coi là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Việc sản xuất “màu tím Tyrian” là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ trong nhiều thiên niên kỷ, khiến loại thuốc nhuộm này trở thành màu hiếm nhất và đắt nhất trong lịch sử.
Một yếu tố khác tạo nên sự đắt đỏ là quá trình chiết xuất “màu tím Tyrian” rất phức tạp và tốn thời gian, đòi hỏi kiến thức và kỹ năng. Đó là một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự hiểu biết về sinh học, các phản ứng sinh hóa, enzyme và quang hóa, cũng như các quá trình khử và oxy hóa.
Ngoài ra, thông thường, phải mất khoảng 45kg ốc biển mới tạo ra được một gam chiết xuất “màu tím Tyrian” nguyên chất. Thậm chí, những con ốc cần phải được giữ tươi sống trước khi tiến hành thu hoạch, nếu không sẽ không thể sản xuất thành công. Do đó, đây là một quá trình khó khăn và cực kỳ tốn kém.
Bi an loai thuoc nhuom dat do vo song, gap hon 40 lan vang rong-Hinh-2
Những sợi vải nhuộm 3.000 năm tuổi được tìm thấy vào năm 2021 ở Israel cho thấy sự trường tồn của thuốc nhuộm cổ đại. 
 
Sự phát hiện tình cờ khiến “màu tím Tyrian” không còn là đặc quyền của giới quyền quý
Vào năm 1856, phát minh tình cờ của một sinh viên hóa học người Anh, William Perkin, 18 tuổi, khi đang cố gắng chế tạo ra thuốc quinine để điều trị bệnh sốt rét, đã cho ra đời loại thuốc nhuộm tổng hợp có màu sắc tương tự như “màu tím Tyrian”.
William Perkin đã quyết định đặt tên cho loại màu mình tạo ra là “màu hoa cà”. Sau đó, màu tím trở thành màu rất phổ biến ở nước Anh thời Victoria. Nó không còn chỉ dành cho giới quý tộc giàu có và quyền lực nữa. Vì vậy, phát minh tình cờ của William Perkin đã mang màu tím đến với đại chúng.
Ngày nay, quá trình nhuộm vải công nghiệp khiến nhu cầu về thuốc nhuộm được sản xuất tự nhiên giảm đi. Tuy nhiên, loại thuốc nhuộm “màu tím Tyrian” tự nhiên vẫn cực kỳ có giá trị. Sau khi phục chế thành công công thức sản xuất loại thuốc nhuộm cổ xưa này, Mouhamad Ghassen Nouira - một doanh nhân Tunisia - đã bán chúng thông qua công ty thuốc nhuộm Kremer Pigment (Đức) với giá 2.717 USD/g. Trong khi, 1g thuốc nhuộm tổng hợp chỉ được bán với giá dưới 1 USD.
So với vàng, thuốc nhuộm cực đỉnh này đắt gấp khoảng hơn 40 lần.
Đến nay, Mouhamad Ghassen Nouira đã bán được sản phẩm trên khắp thế giới, khách hàng chủ yếu là các linh mục và giáo sĩ. Lý do, có rất nhiều khách hàng Cơ đốc giáo của Mouhamad Ghassen Nouira vẫn rất tin tưởng một câu trích dẫn trong Kinh thánh, trong đó nói rằng Đấng Christ đã “mặc áo tím” trước khi bị đóng đinh.
Theo Hạ Thảo/Vietnamnet