Bí ẩn ít biết về thiên thạch cổ Gujba mới phát hiện

Google News

(Kiến Thức) - Một thiên thạch cổ đại có tên gọi là Gujba vừa được phát hiện có chứa những bí ẩn được giải mã cực kỳ thú vị.

Công trình do tiến sĩ Jonathan Oulton - Viện Khoa học Trái đất, đại dương, thiên thạch Munir Humayun thực hiện, ông đã phát hiện ra một thiên thạch cổ đại mới và đặt tên nó là Gujba.
Bằng công nghệ tia laser tinh vi, quang phổ kế và hệ thống phân tích kỹ thuật cao tại phòng thí nghiệm khoa học FSU, tiến sĩ đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của thiên thạch cổ Gujba cũng như giai đoạn, lịch sử hình thành.
“Chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ nguồn gốc của nó nhờ sự can thiệp của khoa học”. Hiện Oulton đang theo sát từng bước một công trình này.
Bi an it biet ve thien thach co Gujba moi phat hien
 
Nhiều nhà khoa học cho rằng thiên thạch Gujba được hình thành từ bụi rác trong hệ thống năng lượng Mặt trời.
Nhưng tiến sĩ Oulton cho rằng, Gujba có thể có một lịch sử địa chất phức tạp hơn thế nhiều, nó có thể là kết quả của vụ va chạm giữa một hành tinh mẹ và một tiểu hành tinh, sau đó Gujba có thể rơi lại trên vành đai của tiểu hành tinh đó.
Theo đó, nó là kết quả kết tinh từ những mảnh vụn nóng chảy trong quá trình va chạm giữa hai hành tinh.
Toàn bộ công trình nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí Geochimica et Cosmochimica Acta.
Xem video: Tìm thấy khối thiên thạch cổ lâu đời hơn cả Trái đất (nguồn: Youtube Neo News)
Huỳnh Dũng (theo PHS)