Vào năm 1957, tại công trường Lương Gia Trang ở ngoại ô Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc), một nhóm công nhân khi đang dùng xẻng xúc đất thì bỗng phát hiện vật cứng ở bên dưới lòng đất. Sau khi gạt lớp đất đá bụi phủ bên trên thì một phiến đá xanh được chạm khắc vô cùng tinh xảo cũng lộ ra khiến ai nấy đều kinh ngạc. Nhận thấy đây không phải là phiến đá tầm thường nên họ đã báo với quản lý công trường.
Không lâu sau đó, chính quyền thành phố Tây An cũng nhận được tin tức và cử ngay mộ đội khảo cổ đến công trường nơi phát hiện ra phiến đá xanh để xem xét. Sau quá trình khai quật và nghiên cứu, các chuyên ra kết luận bên dưới phiến đá xanh chính là ngôi mộ cổ được xây dựng vào thời nhà Tùy (581-619). Đáng nói, ngôi mộ này có kiến trúc khác biệt so với những ngôi mộ truyền thống thời nhà Tùy.
|
Quan tài và lời nguyền khắc bên trên
|
Chiếc quan tài của chủ nhân ngôi mộ đặc biệt ấn tượng khi được chạm khắc hình thanh long và chu tước (hai trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, và triết học phương Đông), bên trên là hình vẽ thị nữ cùng với họa tiết hoa sen tinh xảo. Tất cả đều cho thấy địa vị không hề tầm thường của chủ nhân ngôi mộ. Đặc biệt nhất, nắp quan tài có khắc lời nguyền cổ xưa cảnh báo những ai xâm nhập vào ngôi mộ, đó là: “Ai mở quan tài sẽ chết”.
Bất chấp lời nguyền này, các chuyên gia khảo cổ vẫn quyết mở nắp quan tài và bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng bên trong. Hóa ra chủ nhân ngôi mộ lại là một bé gái mới 8-9 tuổi, trên người đeo vô số trang sức bằng vàng bạc, bên cạnh xếp một số đồ chơi trẻ em thời xưa. Món đồ ấn tượng nhất trong quan tài chính là chiếc phụng quan (mũ đội cao quý) được chế tác bằng vàng và chiếc vòng cổ bằng vàng đá trải qua hàng ngàn năm vẫn tỏa sáng. Ngoài ra còn có khoảng 230 món đồ bồi táng khác như ngọc bích, đồ gốm, vật phẩm thủy tinh...
|
Một số món đồ bồi táng bên trong
|
Dựa vào văn bia dài 370 chữ, các nhà khả cổ học có thể dễ dàng giải mã được danh tính cô bé nằm trong quan tài. Theo đó, cô chính là hậu duệ tông thất của triều đại Bắc Chu và công chúa của triều đại nhà Tùy có tên là Lý Tịnh Huấn.Trong chuyến du ngoạn với anh trai và bà ngoại năm Đại Nghiệp thứ tư (năm 608), Lý Tịnh Huấn vì tuổi nhỏ sức yếu đã đổ bệnh rồi qua đời. Cô được an táng theo nghi lễ của công chúa nhà Tùy và chính bà ngoại của cô là Dương Lê Hoa đã khắc chữ “Ai mở quan tài sẽ chết” để bảo vệ sự trong sạch và yên bình của cháu gái trước những kẻ xâm nhập.
Theo Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo