Hãng thông tấn AP dẫn lời các nhà khoa học mới đây cho biết, đã có rất nhiều kính thiên văn siêu hiện đại được bỏ ra quan sát để đếm ngôi sao, thông thường có nhiều dải ngân hà tương tự như dải ngân hà của chúng ta, tuy nhiên có nhiều dải rất phức tạp, sao chồng lên sao gây khó khăn cho việc quan sát của các nhà khoa học.
Sử dụng kính viễn vọng khổng lồ Keck Observatory ở bang Hawaii (Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện ra những vệt sáng đỏ từ 8 hình elip khổng lồ, cách trái đất từ 50-300 triệu năm ánh sáng. Trong các dải ngân hà này, số các vì sao nhiều hơn 20 lần số các vì sao trong dải ngân hà của chúng ta.
|
Kính viễn vọng khổng lồ Keck Observatory ở bang HawaiI (Mỹ). |
Trên cơ sở nghiên cứu về sự tồn tại cuộc sống trên các hành tinh khác, các nhà khoa học cho rằng, trong số các ngôi sao trên, có những ngôi sao không quá nóng, không quá lạnh, có thể tồn tại sự sống của con người và sinh vật.
Hành tinh của chúng ta là quá xa và quá nhỏ trong hệ mặt trời nên trước mắt chúng ta chỉ phát hiện ra số lượng các ngôi sao một cách tương đối, còn để biết các hành tinh đó có sự sống hay không là một vấn đề khó khăn, vì kính thiên văn của chúng ta còn hạn chế để quan sát các ngôi sao này. Chính trái đất của chúng ta cũng đã từng tồn tại sự sống sau đó bị diệt vong, quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần.
Theo Vân Nguyễn/CAND