Bản sao ngoại cỡ kỳ quan nước Mỹ hiện hình ở hành tinh khác

Google News

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa công bố bức ảnh chụp cảnh quan ngoài hành tinh trông rất giống kỳ quan Grand Canyon của nước Mỹ nhưng vĩ đại hơn gấp nhiều lần và là hẻm núi lớn nhất hệ Mặt Trời.

Hình ảnh của ESA thể hiện một cảnh quan vô cùng hùng vĩ, đó là hẻm núi Valles Marineris trên Sao Hỏa, cắt ngang qua hành tinh này tương tự cách Grand Canyon cắt ngang qua nước Mỹ.

Thế nhưng, thực sự hẻm núi vĩ đại được mệnh danh "kỳ quan nước Mỹ" nhỏ bé hơn "người anh em" trên Sao Hỏa rất nhiều lần.

Ban sao ngoai co ky quan nuoc My hien hinh o hanh tinh khac

Valles Marineris nhìn từ phía dãy Tithonium Chasma, một trong những cấu trúc chính tạo nên hẻm núi - Ảnh: ESA

Ban sao ngoai co ky quan nuoc My hien hinh o hanh tinh khac-Hinh-2

Hẻm núi trong góc chụp từ phía trên, hai bên là 2 dãy Ius và Tithonium Chasmata - Ảnh: ESA

Theo SciTech Daily, Valles Marineris có chiều dài lên tới 4.000 km, rộng 200 km, sâu tận 7 km, được chụp lại bởi tàu quỹ đạo Mars Express của ESA. Để dễ hình dung, nếu nó xuất hiện trên Trái Đất, nó sẽ cắt từ cực Bắc của Na Uy đến cực Nam của đảo Sicily nước Ý.

Ban sao ngoai co ky quan nuoc My hien hinh o hanh tinh khac-Hinh-3

Hẻm núi lớn nhất hệ Mặt Trời trong bức ảnh toàn cảnh - Ảnh: ESA

Tuy rất giống nhau về mặt hình dáng nhưng hai hẻm núi được tạo thành từ 2 quá trình địa chất hoàn toàn khác nhau. Grand Canyon được tạo ra do đá bị mài mòn theo thời gian bởi sông Colorado, trong khi Valles Marineris có thể ra đời từ sự trôi dạt của các mảng kiến tạo.

Do vậy, tìm hiểu về hẻm núi lớn nhất hệ Mặt Trời này rất quan trọng trong việc khám phá địa chất và truy tìm dấu tích sự sống cổ đại trên hành tinh đỏ.

Ban sao ngoai co ky quan nuoc My hien hinh o hanh tinh khac-Hinh-4

Một góc nhìn khác về kỳ quan Sao Hỏa - Ảnh: ESA

Ban sao ngoai co ky quan nuoc My hien hinh o hanh tinh khac-Hinh-5

Ảnh chụp thể hiện độ cao của các lớp địa chất khu vực Valles Marineris - Ảnh: ESA

Kiến tạo mảng, một quá trình mà ở trên Trái Đất đã khiến các lục địa nhiều lần nhập lại rồi tách ra, đóng vai trò quan trọng trong việc khiến nhiều chu trình của hành tinh được liên lục, là yếu tố quan trọng giúp hành tinh giữ được sự ổn định về khí quyển, khí hậu, các phản ứng cần thiết thúc đẩy sự sống hình thành và tiến hóa...

ESA, NASA và nhiều cơ quan vũ trụ khác luôn tin rằng Sao Hỏa vài tỉ năm trước từng là một hành tinh sống động và có sự sống y hệt Trái Đất.

Theo Anh Thư/Người lao động