“Bạn ngoài hành tinh” 80.000 năm trước sắp trở lại với Trái đất

Google News

Sau hơn 80.000 năm vắng bóng vì quỹ đạo kỳ lạ, vật thể C/2023 A3 đang tiến dần tới Mặt Trời, chuẩn bị cho cú thăng hoa rực sáng trên bầu trời Trái Đất.

C/2023 A3 à một sao chổi còn có tên khác là Tsuchinshan-ATLAS, lần đầu tiên được loài người phát hiện nên trong tên gọi mới có con số "2023".
Theo Live Science, nó được ghi nhận bởi Kính viễn vọng ATLAS đặt tại Nam Phi, theo báo cáo của Trung tâm Hành tinh vi hình thuộc Đài quan sát Vật lý thiên văn Smithsonian (Mỹ) vào cuối tháng 2-2023. Một cách độc lập, các nhà khoa học từ Đài thiên văn Purple Mountain của Trung Quốc đã phát hiện ra nó trước đó vào ngày 9-1.
Các so sánh cho thấy các phát hiện dẫn đến cùng một vật thể và đều đóng góp vào sự hiểu biết của vật thể do đó tên sao chổi Tsuchinshan-ATLAS được ghép bởi tên của cả hai thiết bị đã có công tìm ra nó.
“Ban ngoai hanh tinh” 80.000 nam truoc sap tro lai voi Trai dat
Lật lại các dữ liệu cũ người ta còn thấy sao chổi hiển thị trong các hình ảnh vào ngày 12-12-2022 của Đài quan sát Palomar (California - Mỹ). Tất cả đều góp phần để các nhà khoa học tính toán ra đó là một vật thể đang ở vị trí giữa Sao Thổ và Sao Mộc, đang di chuyển với tốc độ 290.664 km/giờ về phía Mặt Trời.
Nó sẽ có cú tiếp cận gần Trái Đất nhất vào ngày 13-10-2024, chắc chắn sẽ tỏa sáng rực rỡ bởi đã đủ gần Mặt Trời cho sự thăng hoa.
Theo EarthSky, nếu may mắn nó có thể bắt đầu được quan sát bởi các kính viễn vọng nghiệp dư vào tháng 6-2024 và tất nhiên là thừa sức nhìn thấy bằng mắt thường trong tháng 10-2024, khi nó sáng hơn đa phần các ngôi sao.
Các nhà nghiên cứu cũng tính toán được quỹ đạo của sao chổi và cho biết đây không phải lần đầu nó viếng thăm người Trái Đất. Tổ tiên của cúng ta, khi còn sống cạnh nhiều loài người khác, có thể đã chiêm ngưỡng nó từ 80.000 năm trước. Quỹ đạo cực rộng của nó đến nay mới cho phép nó xuất hiện lần nữa.
Theo Anh Thư / Người Lao Động