Chỉ gọi nhỡ một lần
Lừa đảo: Bạn thấy có cuộc gọi nhỡ và nghĩ rằng có thể mình biết người này. Tuy nhiên, số này là số quốc tế và bạn phải trả phí. Sau đó, hầu hết các khoản phí đó sẽ đến tay kẻ lừa đảo.
Phải làm gì: Không bao giờ gọi lại vào những cuộc gọi nhỡ chỉ có một lần chuông. Nếu có tin nhắn tự động đi kèm, bạn nên báo cáo số điện thoại đó. Hãy kiểm tra phí cuộc gọi xem bạn có bị trừ khoản phí bất thường nào hay không.
Mẹo lừa đảo qua điện thoại phổ biến mà kẻ gian thường sử dụng.
Họ lừa để bạn đưa tiền cho một tổ chức từ thiện không xác định
Lừa đảo: Một người nào đó tự xưng là từ một tổ chức từ thiện hoặc gây quỹ sẽ yêu cầu bạn quyên góp tiền cho kế hoạch cứu trợ thiên tai. Trong một số trường hợp, họ cũng sẽ tạo ra một trang web giả mạo như thật. Họ cũng có thể mình đang làm việc với một tổ chức từ thiện nổi tiếng chỉ để có được sự tín nhiệm.
Phải làm gì: Trước tiên, bạn có thể yêu cầu người gọi cung cấp giấy tờ tùy thân và tên của tổ chức từ thiện mà họ đang giúp đỡ. Sau đó, hãy hỏi họ làm thế nào và ở đâu tiền của bạn sẽ được phân phối. Họ có nghĩa vụ giải thích tất cả những điều đó cho bạn bằng văn bản nếu bạn yêu cầu.
Họ dọa bạn sẽ bị bắt nếu không trả một khoản "nợ" lớn
Lừa đảo: Đây là 2 trong số các trò lừa đảo phổ biến nhất. Người gọi điện dọa sắp có một vụ bắt giữ xảy ra hoặc một hành động pháp lý khác dành cho bạn nếu không trả nợ. Sau đó, họ sẽ hỏi bạn về số an sinh xã hội hoặc số thẻ tín dụng. Chỉ cần có vậy là thông tin của bạn đã bị đánh cắp.
Phải làm gì: Chỉ cần cúp điện thoại. Đừng yêu cầu bằng chứng hay tiếp tục trò chuyện với chúng. Bạn có thể sẽ tiếp tục bị họ làm phiền vì chúng biết bạn trả lời điện thoại.
Họ cho bạn biết rằng máy tính của bạn có vi-rút
Lừa đảo: Bạn sẽ nhận được thông báo gọi đến một số điện thoại để sửa lỗi trên máy tính từ Microsoft Những kẻ lừa đảo có thể cài đặt phần mềm độc hại giúp chúng lấy cắp dữ liệu cá nhân của bạn. Hoặc chúng tạo lên một lỗi giả và đòi bạn trả phí để sửa chữa.
Phải làm gì: Microsoft sẽ không bao giờ gọi hoặc gửi email cho bạn. Đây là điều mà bạn phải làm đầu tiên. Ngoài ra, nếu máy tính xuất hiện lỗi, hãy gọi cho kỹ thuật viên tư nhân. Hãy nhớ rằng khi lỗi thực sự xuất hiện, không bao giờ có số điện thoại được đề cập ở trên.
Họ liên tục hỏi bạn có nghe thấy họ nói gì không
Lừa đảo: Một trong những chiêu trò nổi tiếng nhất là đầu dây bên kia sẽ hỏi một câu để bạn trả lời "có". Sau đó, chúng sẽ ghi âm giọng nói của bạn để ủy quyền các khoản phí vào thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng.
Phải làm gì: Nếu số gọi bạn có vẻ lạ, hãy tìm kiếm trực tuyến trước khi trả lời. Hãy cố gắng đưa ra câu trả lời mà không dùng từ "có". Nếu đối phương tiếp tục "ép" bạn phải nói từ này, hãy dập máy.
Họ yêu cầu bạn cung cấp số PIN của thẻ
Lừa đảo: Người gọi cho biết họ đang làm việc với cảnh sát và đã nhận thấy hoạt động gian lận trên tài khoản của bạn. Họ sẽ yêu cầu bạn tiết lộ chi tiết tài khoản và số PIN để giải quyết vấn đề. Họ cũng có thể hướng dẫn bạn bỏ một khoản tiền và thẻ của bạn vào một phong bì và chuyển nó cho họ với lý do là để kiểm tra.
Phải làm gì: Cảnh sát hoặc ngân hàng sẽ không bao giờ hỏi bạn số PIN của thẻ. Nếu có cuộc gọi đáng ngờ, hãy cúp máy ngay lập tức và báo cảnh sát. Đảm bảo đợi 5 phút trước khi bạn thực hiện cuộc gọi vì những kẻ gian lận có thể được kết nối lại với bạn.
Họ nói rằng một thành viên trong gia đình đang gặp nguy hiểm
Lừa đảo: Ai đó mạo danh người thân của bạn sẽ gọi điện, yêu cầu giúp đỡ. Họ sẽ yêu cầu bạn giữ bí mật và huyển tiền cho họ . Bằng cách này không ai có thể theo dõi nó trở lại với họ. Chúng cũng tạo ra cảm giác cấp bách. Đó thường là tiền tại ngoại mà họ cần hoặc tiền để trả cho bệnh viện vì họ bị tai nạn.
Phải làm gì: Việc đầu tiên cần làm là cúp máy và gọi điện trực tiếp cho người thân của bạn. Nếu họ không trả lời, hãy gọi cho người khác có thể biết họ đang ở đâu. Nếu bạn nói chuyện với họ và họ ổn, hãy đến đồn cảnh sát địa phương của bạn và báo cáo số lừa đảo.
Họ cung cấp cho bạn tiền thưởng miễn phí
Lừa đảo: Người gọi thường đóng giả là một quan chức chính phủ hay nhân viên nhãn hàng, nói với bạn rằng bạn đã giành được một khoản trợ cấp hay phần thưởng đặc biệt. Họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp chi tiết tài khoản ngân hàng của bạn và cả phí nhận thưởng.
Phải làm gì: Trước hết, bạn nên biết rằng các khoản trợ cấp của chính phủ không bao giờ đến tay các cá nhân mà dành cho chính quyền địa phương và các trường đại học. Bạn cũng có thể hỏi họ tên và tìm kiếm trực tuyến . Rất có thể, "cơ quan" mà họ đang gọi là giả mạo.
Một tin nhắn SMS hướng dẫn bạn xác minh thông tin cá nhân
Lừa đảo: SMS lừa đảo yêu cầu bạn truy cập vào một số trang web và gửi thông tin chi tiết của bạn. Chỉ bằng cách nhấp vào liên kết, bạn có thể đặt điện thoại và bản thân vào tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng. Ngoài ra, hầu hết các trò gian lận sẽ khiến bạn cảm thấy bị thôi thúc phải làm điều gì đó càng sớm càng tốt.
Phải làm gì: Bước đầu tiên của bạn là gọi cho ngân hàng của bạn và hỏi xem họ có gửi tin nhắn cho bạn không và họ có cần bất kỳ thông tin nào không. Họ có thể cho bạn biết cách gửi SMS giả cho họ để họ xử lý. Cuối cùng, không nhấp vào bất kỳ liên kết nào vì chúng có thể chứa phần mềm độc hại có thể gây hại cho thiết bị của bạn.
Theo Thủy Chi/Công lý & xã hội