Gần đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Avast và White Ops đã phát hiện tổng cộng 50 ứng dụng độc hại trên Google Play, chứa quảng cáo phiền nhiễu và chuyển hướng người dùng đến các trang web lừa đảo.
Đối với Avast, hãng ghiên cứu bảo mật này đã phát hiện một loạt ứng dụng độc hại núp bóng những ứng dụng thông thường. Những ứng dụng này thuộc một phần của chiến dịch HiddenAds - hacker sẽ cài cắm một loại trojan độc hại vào các ứng dụng giả mạo, sau đó hiển thị quảng cáo để tạo doanh thu cho những kẻ này.
Trong một bài đăng trên blog, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Avast cho biết những ứng dụng độc hại hoạt động cực kỳ tinh vi. Theo đó, khi người dùng cài đặt bất kỳ ứng dụng nào trong số này, chúng sẽ hoạt động như một ứng dụng bình thường trong một khoảng thời gian ban đầu, sau đó chúng sẽ tự động 'ẩn mình' khỏi màn hình và bắt đầu thực thi việc hiện quảng cáo liên tục.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu bảo mật tại WhiteOps cũng phát hiện ra hàng loạt ứng dụng độc hại trên Google Play.
Những ứng dụng độc hại đều hết sức bình thường cho đến khi được cài đặt lên điện thoại, chúng sẽ bắt đầu hiển thị quảng cáo toàn màn hình và chuyển hướng người dùng đến các trang web lừa đảo. Chúng cũng có thể khiến điện thoại của bạn chạy chậm cũng như bị nóng hơn.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, những ứng dụng độc hại đã được tải xuống hàng triệu lần, ảnh hưởng đến người dùng từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020. Một số ứng dụng độc hại còn xóa biểu tượng ứng dụng khỏi màn hình, gây khó khăn trong việc tìm và gỡ cài đặt.
Sau khi nhận được báo cáo của Avast và WhiteOps, Google đã xóa phần lớn các ứng dụng khỏi Google Play để bảo vệ người dùng. Tuy. nhiên, người dùng thiết bị Android vẫn nên kiểm tra lại điện thoại và gỡ bỏ các ứng dụng kể trên khỏi thiết bị nếu có.
Do một số ứng dụng trong số này đã "ẩn mình" khỏi màn hình điện thoại, nên người dùng phải thực hiện theo cách sau để loại bỏ những ứng dụng này: Truy cập vào Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng), tìm đến các ứng dụng độc hại và chọn Uninstall (gỡ cài đặt).
Dưới đây là danh sách 50 ứng dụng độc hại mà bạn nên gỡ khỏi điện thoại của mình:
- Draw Color by Number
- Skate Board - New
- Find Hidden Differences
- Shoot Master
- Stacking Guys
- Disc Go!
- Spot Hidden Differences
- Dancing Run - Color Ball Run
- Find 5 Differences
- Joy Woodworker
- Throw Master
- Throw into Space
- Divide it - Cut & Slice Game
- Tony Shoot - NEW
- Assassin Legend
- Flip King
- Save Your Boy
- Assassin Hunter 2020
- Stealing Run
- Fly Skater 2020
- Yoroko Camera
- Solu Camera
- Lite Beauty Camera
- Beauty Collage Lite
- Beauty & Filters Camera
- Photo Collage & Beauty Camera
- Beauty Camera Selfie Filter
- Gaty Beauty Camera
- Pand Selife Beauty Camera
- Catoon Photo Editor & Selfie Beauty Camera
- Benbu Selife Beauty Camera
- Pinut Selife Beauty Camera & Photo Editor
- Mood Photo Editor & Selife Beauty Camera
- Rose Photo Editor & Selfie Beauty Camera
- Selife Beauty Camera & Photo Editor
- Fog Selife Beauty Camera
- First Selife Beauty Camera & Photo Editor
- Vanu Selife Beauty Camera
- Sun Pro Beauty Cameraa
- Funny Sweet Beauty Camera
- Little Bee Beauty Camera
- Beauty Camera & Photo Editor Pro
- Grass Beauty Camera
- Ele Beauty Camera
- Flower Beauty Camera
- Best Selfie Beauty Camera
- Orange Camera
- Sunny Beauty Camera
- Pro Selfie Beauty Camera
- Selfie Beauty Camera Pro
- Elegant Beauty Cam-2019
Theo các chuyên gia, để thiết bị được luôn an toàn, bạn hãy nói không với những ứng dụng từ các cửa hàng bên thứ 3 không rõ nguồn gốc. Hãy chỉ tải về các ứng dụng từ Google Play vì cửa hàng ứng dụng của Google có cơ chế kiểm duyệt, phát hiện phần mềm độc hại.
Trước khi tải bạn cũng cần chú ý đọc đánh giá người dùng, đặc biệt những đánh giá 5 sao và có nội dung giống nhau thường là giả mạo để che mắt người dùng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tạo thói quen sao lưu dữ liệu thường xuyên thông qua các tùy chọn có sẵn trên điện thoại để đảm bảo dữ liệu cá nhân luôn được an toàn.
Theo Duy Huỳnh/Saostar