1. Bạn có thể dùng ống kính Nikon trên máy Canon, nhưng ngược lại thì không
Câu chuyện thân máy ảnh hãng này dùng ống kính hãng kia chẳng có gì kì lạ, nhưng mối quan hệ giữa hai ông lớn Nikon và Canon thì cũng lắm khôi hài.
Bạn có thể dễ dàng sử dụng ống kính của Nikon trên thân máy của Canon bằng ngàm chuyển, nhưng nếu làm ngược lại - tức dùng ống kính Canon trên máy Nikon - thì không thể lấy nét tại điểm vô cực.
Nguyên nhân của điều này là do ống kính Canon được thiết sát với mặt cảm biến hơn, vì vậy khi gắn ống Canon lên thân máy Nikon người ta thường dùng ngàm chuyển chống cận. Tuy nhiên giải pháp này lại khiến chất lượng ảnh suy giảm.
2. Tại sao ảnh thời xưa thường có màu nâu đỏ - Sepia?
Câu hỏi này chắc chắn sẽ khiến không ít người lúng túng, kể cả các nhiếp ảnh gia. Lí giải cho điều này chúng ta phải quay về cách đây gần trăm năm. Khi đó công nghệ tráng phim vẫn chưa hoàn thiện, và ảnh rửa ra màu đen trắng thường có
chất lượng và độ bền không cao bằng ảnh rửa ra màu nâu đỏ - Sepia.
Hợp chất sulfat có trong nước tráng phim khiến cho ảnh có màu nâu đỏ. Và hợp chất này cho độ bền màu sắc cao hơn 50% so với màu trắng đen của bạc trên ảnh thông thường. Báo giấy lưu trữ lâu năm có màu vàng cũng có lí giải tương tự.
3. Mắt người có khẩu độ đóng mở như ống kính máy ảnh?
Câu trả lời này khá khó, nhưng các nhà khoa học đã xác định được rằng mắt người cũng có khẩu độ như ống kính - tức là có số f/. - và con số này dao động từ khoảng f/2.1 trong điều kiện tối, đến f/8.3 trong điều kiện ánh sáng mạnh.
Làm thế nào các nhà khoa học xác định được điều này. Dễ thôi, bạn có thể tìm hiểu thông qua Google!
4. Nụ cười trong những bức ảnh xưa
Nếu bạn có cơ hội xem những bức ảnh chân dung thời kì đầu, điều không khó nhận ra chính là người được chụp không bao giờ cười. Vì sao lại có điều này?
Rất nhiều nguyên do khôi hài được đưa ra, nhưng lí giải duy nhất chính là việc chụp một bức ảnh thời đó tốn từ 10-20 phút - và bạn phải đứng yên như tượng trong suốt thời gian đó. Rõ ràng so với một tích tắc để ghi hình như bây giờ, thì nở nụ cười khi chụp chân dung chả khác gì một cực hình cả.
5. Có hàng trăm thể loại nhiếp ảnh khác nhau
Thông thường khi nhắc đến nhiếp ảnh thì chúng ta nghĩ rằng công việc này chỉ loanh quanh hơn chục thể loại như: chân dung, đen trắng, đời thường, thể thao, thời trang,... Tuy nhiên nhiếp ảnh lại phong phú hơn bạn tưởng tượng nhiều, khi tính sơ khởi có đến hơn một trăm thể loại lớn nhỏ khác nhau, rất nhiều trong số chúng bạn còn chưa nghe đến bao giờ.
Ví dụ như 'Nhiếp ảnh Hào quang' - đây là thể loại thể hiện chân thực cách mọi vật thể trong thế giới tương tác với nhau. Nhiếp ảnh hào quang sẽ ghi lại những bước sóng điện từ bao quanh và phát ra từ các vật thể, trông giống như một vầng hào quang vậy.
Trần Đăng