Dừa vàng
Cây cảnh dừa vàng, còn gọi là dừa tía, dừa cảnh, cau vàng thuộc họ Cọ, là loại cây bụi nhỏ lâu năm, thân nhẵn, lá mọc cách nhau, mặt trên nhẵn và có màu xanh lục, mảnh mai, thanh thoát.
Cây cảnh này có dáng thanh thoát, sang trọng, có khả năng thanh lọc không khí cực tốt. Bạn trồng một cây cảnh dừa vàng trong nhà sẽ tốt cho sức khỏe. Cây cảnh này đặt ở phòng khách hay phòng ngủ đều rất phù hợp.
Dừa vàng không chỉ đẹp mà còn có khả năng thanh lọc không khí mạnh mẽ nhất. Điều quan trọng là dừa vàng có chức năng làm bay hơi nước làm tăng độ ẩm không khí, có thể khử benzen, trichloroethylene, formaldehyde và các chất độc hại dễ bay hơi khác trong không khí một cách hiệu quả.
Đồng thời cây cảnh này có thể hấp thụ một số khí độc hại trong không khí, chẳng hạn như nitơ điôxít, ôxít nitric... có thể cải thiện đáng kể chất lượng không khí ở nhà. Bạn càng nuôi cây cảnh này trong nhà lâu thì bạn càng khỏe mạnh.
Cây cảnh dừa vàng ưa môi trường không khí ấm và ẩm. Khi trồng nên sử dụng đất tơi xốp, thoáng khí, bón thêm một ít phân hữu cơ như phân bánh tẻ làm phân bón gốc.
Đặt ở nơi có đủ ánh sáng tán xạ và thông gió tốt, đất trong chậu khô từ 30% đến 40% thì tưới nước. Bạn cũng nên thường xuyên phun sương lên lá và không khí xung quanh. Bón phân hỗn hợp một hoặc hai lần một tháng là cây cảnh có thể phát triển mạnh mẽ.
Trầu bà
Trầu bà là cây cảnh rất phổ biến trong cuộc sống. Nhiều người thích đặt vài chậu trầu bà trong nhà hoặc nơi làm việc. Cây cảnh này có thể trồng trong chậu hoặc làm chậu treo đều rất đẹp, tự nhiên.
Cành lá xanh tươi rủ xuống sẽ giúp cho căn phòng của bạn thêm trang nhã, gần gũi với thiên nhiên. Khả năng thanh lọc không khí của cây cảnh trầu bà cũng được đánh giá cao.
Loại cây cảnh này không những có thể hấp thụ các loại khí độc hại mà còn có tác dụng "bẫy bụi", làm cho môi trường không khí trong lành hơn, có lợi cho sức khỏe của gia đình. Nếu bạn không có nhiều thời gian mà lại muốn trồng cây cảnh thì trầu bà là lựa chọn tuyệt vời nhất.
Lưỡi hổ
Lưỡi hổ là cây cảnh thân thảo, sống lâu năm thuộc họ Liliaceae. Có rất nhiều giống lưỡi hổ với hình dạng lá, kết cấu và màu sắc trên lá khác nhau. Kích thước của cây cũng khác nhau, nhưng dù loại nào thì lưỡi hổ cũng có dáng rất độc đáo và khí thế.
Dù nhà bạn trang trí theo phong cách nào thì đặt một vài chậu lưỡi hổ trong nhà cũng sẽ không bị lạc lõng. Cây cảnh này sẽ trang trí cho ngôi nhà của bạn đẹp hơn, phong cách hơn, phù hợp đặt ở phòng ngủ, phòng làm việc...
Ngoài giá trị làm cảnh cao, cây cảnh lưỡi hổ còn có khả năng thanh lọc rất mạnh các chất độc hại như oxit, nitơ đioxit...và các khí độc hại còn sót lại từ trang trí nhà cửa như formaldehyde, benzen.
Chẳng thế mà cây cảnh lưỡi hổ còn được gọi là "chuyên gia kiểm soát ô nhiễm". Giữ một chậu ở nhà có thể làm cho gia đình khỏe mạnh hơn.
Lưỡi hổ là loại cây ưa sáng, nên đặt ở nơi có ánh sáng và thoáng gió. Khi mùa hè nắng nóng, cây cảnh lưỡi hổ không cần đặt vào nơi có bóng râm. Lá cây sẽ cao to và khỏe khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhiều người nuôi lưỡi hổ lâu ngày cho biết lá cây không đứng thẳng mà cứ nghiêng ngả, đổ xuống, phần lớn nguyên nhân là do không đủ ánh sáng.
Cây cảnh lưỡi hổ cũng có khả năng trữ nước nên không nên tưới quá nhiều, nhìn chung đất khi khô 50% hoặc 60% thì tưới đẫm. Bón phân hỗn hợp 1 - 2 lần/ tháng. Nên bón phân hữu cơ, chẳng hạn như phân bón bánh bã đậu, lạc đã phân hủy, có thể trực tiếp bón vào đất.
Khi tưới nước, các chất dinh dưỡng từ bã đậu sẽ từ từ tan ra, để đáp ứng sự phát triển của lưỡi hổ.
Nha đam
Nha đam là một loại cây cảnh rất thiết thực. Nha đam có nhiều loại, các giống nha đam có hình dạng lá khác nhau nhưng hầu hết nha đam đều có khả năng thanh lọc mạnh và có thể hấp thụ nhiều loại khí độc hại khác nhau như formaldehyde, benzen, nitric oxide, nitơ. dioxide, carbon dioxide...
Nước ép của nha đam cũng có thể chống viêm và khử trùng, được sử dụng làm mỹ phẩm, thuốc trị mụn rất tốt. Vào mùa hè, nếu bạn bị muỗi đốt, hãy ngắt một miếng lá nha đam, ép lấy nước và thoa một chút, nó sẽ giảm sưng và ngứa nhanh chóng.
Một số loài nha đam có thể ăn được, có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho con người. Cây cảnh nha đam trồng lâu ngày có thể nở ra những bông hoa mỏng manh. Hoa mũi tên cao hơn lá, mỏng manh, độc đáo.
Nha đam rất dễ chăm, chỉ cần có đủ ánh sáng là cây có thể phát triển rất tốt, không cần tưới quá nhiều, đất khô ráo tưới nước. Cây cảnh này cũng có thể phát triển mà không cần bón phân.
Nếu bạn bón phân thì chỉ cần bón phân hợp chất là được. Bón phân 1-2 lần/ tháng cây sẽ phát triển, lớn rất nhanh. Thậm chí, nhiều người còn gọi loài cây này là "bất tử" vì rất khó chết.
Trầu bà lá xẻ
Trầu bà lá xẻ là loại cây thân lá lớn tương đối phổ biến trong hai năm trở lại đây. Lá to và độc đáo, có hình giống như mai rùa ở giai đoạn cây nhỏ. Thân to, nhẵn, cành lá mọc thành từng đoạn, giống như thân cây trúc.
Cây cảnh này có tác dụng hấp thụ các loại khí độc hại khác nhau trong quá trình sinh trưởng, làm tăng hàm lượng ôxy trong không khí, tăng độ ẩm không khí, giảm thiểu bụi bẩn, giúp không khí trong lành hơn. Đây cũng là cây "quý nhân" phù trợ gia đình của bạn, giúp bạn ngày càng khỏe mạnh.
Trầu bà lá xẻ không ưa ánh sáng mạnh nên để nơi sáng và thoáng khi nuôi trồng tại nhà. Bạn nhớ không được phơi nắng cây cảnh này. Khi đất khô 40 đến 50% thì tưới một lần, thỉnh thoảng phun sương lên lá và không khí xung quanh sẽ giúp lá bóng dầu và sáng hơn.
Bạn có thể bón phân hỗn hợp hai hoặc ba lần một tháng, cây cảnh có thể phát triển nhanh chóng. Nếu không bón phân thì cây cảnh sẽ phát triển chậm lại và sau thời gian dài các lá sẽ nhỏ lại.
Theo Xe và Thể thao