3 dấu hiệu điện thoại sắp nổ
Điện thoại nóng sau khi rơi hoặc va chạm: Điện thoại dưới tác động mạnh không chỉ ảnh hưởng đến vỏ hoặc màn hình của máy, mà đôi khi lực tác động cũng có thể làm hỏng các bộ phận bên trong của máy và dễn tới tình trạng phát nổ rất nguy hiểm. Trong tình huống này bạn nên tắt nguồn và để điện thoại ở xa cơ thể mình trong vòng 30 phút. Nếu điện thoại an toàn tình trạng nóng sẽ giảm đi thì bạn có thể tiếp tục sử dụng. Ngược lại nếu điện thoại phát nổ cũng không gây nguy hiểm cho bạn.
Điện thoại nóng hơn trong khi sạc: Thói quen của khá nhiều người là vừa sạc điện thoại vừa chơi điện thoại. hoặc để điện thoại lên gối, đệm nhưng thiết bị giữ nhiệt khiến nhiệt tích tụ không thể thoát ra ngoài, làm cho điện thoại ngày càng nóng.
Nguyên nhân là trong quá trình sạc pin tiếp xúc với dòng điện, nó sẽ làm tăng áp lực lên bề mặt pin, và khi đạt đến nhiệt độ nhất định, thì chính chiếc điện thoại của bạn lại là nguyên nhân phát sinh hỏa hoạn. Bởi vậy, bạn cần phải rất cảnh giác khi sạc pin, không nên vừa chơi vừa sạc gây chai pin, không nên đặt điện thoại đang sạc ở gần những đồ giữ nhiệt để tránh trường hợp cháy nổ có thể xảy ra.
Điện thoại bị nóng, bị phồng pin: Trong quá trình sử dụng điện thoại chất lượng Pin sẽ kém dần theo thời gian. Đặc biệt với những người thường xuyên sạc pin qua đêm, hoặc vừa chơi điện thoại vừa sặc thì tỷ lệ hao pin chai pin càng nhanh. Khi pin chất lượng kém sẽ dễ dàng làm nóng, làm điện thoại chạy chậm hơn bình thường và gây phồng pin, xảy ra cháy nổ. Chính vì vậy, khi sử dụng điện thoại bạn không nên vừa chơi vưa sạc. Đồng thời, bạn cũng nên sư dụng pin chính hãng, thiết bị sạc chính hãng sẽ đảm bảo tuổi thọ cho máy và an toàn cho bạn
Khi điện thoại xuất hiện dấu hiệu điện thoại sắp nổ bạn cần làm gì?
Nếu như bạn thấy điện thoại của mình có các dấu hiệu nguy hiểm như – pin nóng lên hoặc phồng lên hoặc pin/thiết bị bốc khói, bắt lửa… bạn cần bình tĩnh và làm ngay những việc sau:
Trước tiên bạn cần phải tắt máy ngay lập tức trong trường hợp sạc.
Bạn nên tránh xa điện thoại khi nó đang cháy để bảo vệ tính mạng.
Bạn tuyệt đối không nên dập lửa bằng nước bởi pin phản ứng với nhiệt, nước, và hơi nước. Nếu các bạn đổ nước vào để dập lửa, điều này có thể làm cho phản ứng hóa học bên trong pin sẽ trở nên tồi tệ hơn, khiến đám cháy lan ra ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt là trong không gian kín. Bạn chỉ nên sử dụng cát và baking soda để dập tắt điện thoại đang cháy.
Lưu ý để phòng dấu hiệu điện thoại sắp nổ khi sạc
Dừng sạc pin dừng sử dụng điện thoại, nếu điện thoại quá nóng.
Không sạc điện thoại trên giường, chăn, nệm dễ gây nóng pin hơn.
Bạn nên tránh sạc thiết bị dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, bên cạnh khe thoát nhiệt của máy tính, trong một chiếc xe kín hơi trong những ngày nóng. Nên sạc điện thoại ở môi trường thoáng mát.
Theo MinMin/Khoevadep