Hành động của vua Trần Nhân Tông được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm".
Trần Anh Tông tên khai sinh là Trần Thuyên, hoàng đế thứ tư của triều Trần. Ông ở ngôi từ tháng 4/1293 đến tháng 4/1314, rồi làm thái thượng hoàng từ năm 1314 đến khi qua đời. Giai đoạn đầu làm vua, Trần Anh Tông thường say xỉn, có lần suýt bị vua Trần Nhân Tông phế truất, may có Đoàn Nhữ Hài xin cho.
Trần Dụ Tông là vị hoàng đế thứ bảy của triều đại nhà Trần, ở ngôi 28 năm, từ 1341 đến 1369. Dụ Tông là vua nổi tiếng ăn chơi sa đọa, từng mở sòng bạc ngay tại hoàng cung, dù luật pháp triều Trần nghiêm cấm đánh bạc. Thói ăn chơi vô độ của Trần Dụ Tông khiến cơ nghiệp nhà Trần ngày càng suy yếu.
Biết Trần Dụ Tông thích ăn chơi khác người, Chiêm Thành đã biếu vua những món quà khác lạ. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", thời Trần Dụ Tông ở ngôi, có lần, vua nhận đồ cống của người Chiêm Thành, trong đó có một con kiến lớn (dài một thước 9 tấc).
Năm 1304, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông có chuyến đi tới Chiêm Thành và được vua Chế Mân tiếp đãi rất hậu. Trước khi ra về, vua hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, dù lúc đó vua Xiêm đã hơn 80 tuổi. Năm 1306, công chúa Huyền Trân chính thức làm dâu Chiêm Thành. Đổi lại, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay) cho Đại Việt làm quà cưới.
Trần Duệ Tông là vị hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Trần. Ông trị vì từ năm 1372 đến khi tử trận năm 1377. Trần Duệ Tông là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam tử trận khi đương quyền.
Trần Thiếu Đế có tên húy Trần An, là hoàng đế thứ 12 và cuối cùng của triều đại nhà Trần. Ông lên ngôi khi 2 tuổi, làm vua được 2 năm, thì bị Hồ Quý Ly ép nhường lại ngôi báu. Cơ nghiệp nhà Trần chấm dứt từ đây.