Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, tên húy là Nguyễn Phúc Minh, là con trai thứ 5 của kiến vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Nguyễn Thị Nhàn. Ông được phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đem lên làm vua khi mới chỉ 13 tuổi.
Hàm Nghi là vị vua nổi tiếng yêu nước. Ngay sau khi lên ngôi, vua Hàm Nghi đã xuống chiếu phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên chống Pháp cứu nước.
Tương truyền, sau khi rời khỏi kinh thành, vua Hàm Nghi cho người xây dựng, cất giấu một kho báu gần 1.000 thùng vàng bạc châu báu tại xã Sơn Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nhiều người dân và cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, truy tìm kho báu, tuy nhiên đến nay nó vẫn còn là điều bí ẩn.
Ngoài kho vàng khổng lồ chưa được tìm thấy ở Minh Hóa - Quảng Bình, ngôi đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đang cất giữ những con voi làm bằng vàng của vua Hàm Nghi.
Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành thất bại vào năm 1885, vua Hàm Nghi phải chạy ra Quảng Trị, sau đó đến Quảng Bình tiếp tục chống Pháp. Ngày 26/9/1888, khi nhà vua đang ngủ thì bị tên thuộc hạ Trương Quang Ngọc phản bội, dẫn quân đến bắt giao cho Pháp.
Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, quân Pháp ra sức dụ dỗ, nhưng nhà vua vẫn bất hợp tác với giặc. Cuối cùng, thực dân Pháp bắt nhà vua đến đày ở Algeria (châu Phi) vào ngày 25/11/1888.
Công chúa Như Mai - Nguyễn Phúc Như Mai là con gái trưởng của vua Hàm Nghi (chị công chúa Như Lý và hoàng tử Minh Đức). Bà trở thành phụ nữ Việt đầu tiên tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài với luận văn trên đất Pháp năm 1929.
Triều Nguyễn có 3 vị vua nổi tiếng về tinh thần yêu nước là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân. Cả 3 vị vua này về sau đều bị thực dân Pháp lưu đày sang châu Phi.
Tồn tại từ năm 1802-1945, triều Nguyễn trải qua tổng cộng 13 vị vua trị vì. Vua đầu tiên là Gia Long và vua cuối cùng chính là hoàng đế Bảo Đại.