Sử sách chép lại, vào thời nhà Minh, hoàng đế Vĩnh Lạc (còn gọi là Minh Thành Tổ Chu Đệ) quyết định dời đô về Nam Kinh (Bắc Kinh hiện nay). Bấy giờ vị hoàng đế này vừa xâm lược Việt Nam xong (1407) và bắt được toàn bộ triều đình nhà Hồ sang Trung Quốc. Trong số những người bị bắt sang làm thái giám có Nguyễn An.
Ảnh minh họa.
Nguyễn An (1381 – 1453), người ở Hà Đông, Hà Nội ngày nay. Ông được hoàng đế Vĩnh Lạc giao trọng trách cùng xây dựng Tử Cấm Thành với thái giám Trịnh Hòa (người Trung Quốc). Sở dĩ Nguyễn An được hoàng đế Vĩnh Lạc tin dùng vì theo sử sách vị vua này rất đa nghi, chỉ tin dùng thái giám vì sợ quan lại sẽ phản lại mình. Ngoài ra, Nguyễn An thực sự là người rất tài năng, đã thể hiện rõ điều đó trong quá trình hầu hạ vị hoàng đế nhà Minh.
“Minh Sử” viết về Nguyễn An như sau:“Có người tên Nguyễn An, có tiếng là thanh bạch, trung thực, được vua yêu mến hơn mọi người. Việc thảo sang Yên Đô của vua (Thành Tổ) là chỉ dùng kế hoạch của Nguyễn An. Ông Nguyễn An giỏi về công trình kiến trúc. Các kiểu mẫu chính của hai cung, ba điện, các nhà, các ty ở phủ bộ thành Bắc Kinh của ông An làm ra cả. Các quan ở bộ Công đều không thể thay đổi được, chỉ việc khoanh tay chịu theo kiểu mẫu đã vạch ra sẵn mà làm theo. Các thứ được vua ban thưởng từ trước tới sau rất nhiều, đều đem góp vào công trình kiến trúc. Của riêng không quá 10 đồng tiền vàng”.
Các tư liệu lịch sử khác cũng cho biết, sau khi hoàn thành một năm, năm 1421 ba điện lớn (điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa) cùng hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh bị cháy. Nguyễn An được giao xây lại và chỉ một năm sau ông đã hoàn thành.
Đến thời Minh Anh Tông (trị vì 1435-1449 và 1457-1464), Nguyễn An được giao nhiệm vụ mở mang, trùng tu thành Bắc Kinh. Ông một mình thiết kế, tính toán và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đề ra.
Tuệ Minh