Vì sao phò mã nhà Thanh phải “làm thử” với cung nữ của... công chúa?

Google News

Dưới thời nhà Thanh, để trở thành phò mã các ứng viên phải vượt qua thử thách quái gở là “qua đêm” với một người không phải công chúa.

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cũng xuất hiện rất nhiều qua các bộ phim cổ trang. Sau khi xem phim không ít bạn trẻ mơ mộng được "xuyên không" trở về thời cổ đại nhập vai thành hoàng tử, công chúa, phi tần, phò mã,… để hưởng vinh hoa phú quý. Tuy nhiên theo sử sách, để chính thức trở thành phò mã là điều không hề dễ dàng.

Hoàng đế muốn kén rể, lẽ dĩ nhiên không thể làm qua loa. Thông thường, các ứng viên đều do Hoàng hậu, Hoàng thượng đích thân lựa chọn. Các tiêu chí được quan tâm là xuất thân, ngoại hình, học vấn, tài năng và cuối cùng là tuổi tác.

Vi sao pho ma nha Thanh phai “lam thu” voi cung nu cua... cong chua?

 

Đặc biệt ở triều đại nhà Thanh, vốn được biết đến với những quy tắc cung cấm vô cùng kỳ quái, hà khắc thì việc tuyển chọn phò mã lại càng không phải chuyện đơn giản.

Vua chúa nhà Thanh rất coi trọng huyết thống tôn quý và chính tông của mình vì thế luôn luôn để ý đến sức khỏe của các đời con, cháu. Chính vì thế khi các cách cách chọn phò mã, ngoài các tiêu chí kể trên còn phải thỏa mãn yêu cầu về sức khỏe thể chất, sức khỏe tình dục.

Sức khỏe thể chất rất dễ kiểm tra nhưng sức khỏe tình dục thì lại khó phát hiện vấn đề. Lúc này, cung nữ “thử hôn” được sử dụng như một phép thử. Cụ thể, theo ghi chép, để kiểm tra “khả năng” của vị hôn phu, các cách cách sẽ để cho cung nữ tâm phúc của mình chung đụng với ứng viên phò mã khoảng hơn 10 ngày, tối đa là 1 tháng.

Trong nhiệm vụ này, phò mã và cung nữ buộc phải "gần gũi" với nhau, tuy nhiên chỉ đơn thuần là quan hệ thể xác, không có tình cảm.

Xong xuôi, “cung nữ thử hôn" sẽ phải bẩm báo chi tiết về “năng lực đàn ông”, sức khỏe tình dục của phò mã tương lai, xem người này có đủ tiêu chuẩn để làm chồng của công chúa hay không.

Nếu kết quả tốt, hôn sự sẽ được tiến thêm một bước. Nếu cung nữ bẩm báo trải nghiệm không mấy tốt đẹp, hôn sự sẽ bị hoãn lại để phân tích và định lượng tình hình.

Sau 2 - 3 tháng, nếu “cung nữ thử hôn” mang thai chứng tỏ phò mã không có vấn đề gì, hôn sự sẽ tiếp tục được tiến hành. Ngược lại, hôn sự sẽ bị hủy bỏ.

Thậm chí để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy, các cách cách thường chỉ định 2 đến 3 cung nữ làm nhiệm vụ. Đáng sợ nhất là sau khi mang thai, những “cung nữ thử hôn” sẽ không bao giờ có thể sinh con. Ngay khi được xác định mang thai, họ sẽ phải uống thuốc phá thai, thực sự rất tàn nhẫn.

Người tổn thương không kém có thể nói là những ứng viên phò mã. Nếu như cách cách không hài lòng, không thể tiếp tục hôn sự, họ sẽ bị ghẻ lạnh, coi như không tồn tại.

Thêm vào đó, với địa vị phò mã, là rể hoàng gia nhưng trong thời nhà Thanh, trừ phi có công lao đặc biệt nếu không sẽ khó lòng thăng quan, tiến chức.

Nói chung hoàng tộc nhà Thanh thực hiện tất cả những quy tắc khắt khe, thậm chí kỳ quái này như một bước chu toàn để đảm bảo có được thế hệ con cháu thật khỏe mạnh, ưu tú.

Theo Minh Hoa/Người đưa tin