Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, mọi người thường thấy hình ảnh người cổ đại dùng gối gỗ hay gối gốm để ngủ. Gối gỗ, gốm vừa cứng, vừa lạnh, khác hẳn với gối hiện đại, vừa mềm vừa ấm áp. Vậy gối sứ có tác dụng bí mật nào, tại sao người thời xưa lại ưa dùng đến thế?
Ảnh minh họa.
Thời cổ đại ở Trung Quốc, do lông ngỗng, len rất đắt, người bình thường không thể mua nổi nên gối sứ là lựa chọn phổ biến của người dân. Hơn nữa, quy trình sản xuất gối mềm cũng phức tạp, nên những vật liệu này không phải lựa chọn hàng đầu của họ.
Ban đầu gối được làm bằng đá tự nhiên có hình dáng khá thô sơ. Sau này, gối gốm cũng dần phát triển theo hướng có hình dáng tinh tế với hoa văn và hình dáng đẹp mắt. Dần dần, những kiểu dáng gối gốm khác nhau cũng tượng trưng cho thân phận và địa vị của chủ nhân.
Thời xưa, công nghệ lạc hậu, mùa hè nóng bức cũng không thể điều chỉnh nhiệt độ. Họ chỉ có thể thông qua một số vật phẩm tự nhiên để cân bằng nhiệt độ, giúp cơ thể giải nhiệt.
Bên cạnh đó, thời xưa tóc của cả đàn ông và phụ nữ đều rất dài, không được cắt tỉa thường xuyên. Chiếc gối gốm cao và cứng này cho phép mọi người hất tóc sang một bên trong khi ngủ mà không bị rối và lộn xộn. Sáng ngày hôm sau, họ dễ dàng chải chuốt, trang điểm, ăn mặc lại hơn.
Ngoài ra, theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc, những chiếc gối cứng sẽ phù hợp với độ cong sinh lý của cơ thể, đặc biệt đối với những người có vấn đề về cột sống cổ.
Tất nhiên, người Trung Hoa xưa không phải lúc nào cũng nằm gối cứng. Sau thời nhà Minh, các loại gối làm bằng gốm và gỗ dần dần giảm xuống. Một số loại gối lụa và bông bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên tác dụng của các loại gối gốm hoặc gỗ với sức khỏe đến nay vẫn được con cháu lưu truyền với thái độ vô cùng khâm phục.
Theo Hạ Tú/Công lý & Xã hội