Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.
Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm. Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.
Người Do Thái (tiếng Hebrew: יְהוּדִים ISO 259-3 Yehudim, phát âm [jehuˈdim]) là một sắc tộc-tôn giáo có nguồn gốc từ người Israel trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.
|
Người Do Thái |
Người Do Thái đã chịu một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau, dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ. Ngày nay, đa số các nguồn tin cậy đều đặt dân số Do Thái trong khoảng từ 12 tới 14 triệu. Theo như báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13,2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; trong đó 5,4 triệu (40,9%) ở Israel; 5,3 triệu (40,2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.
Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.
Merneptah Stele, có niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Vương quốc Israel và Judah Thống nhất và từ đó cai quản Mười hai chi tộc Israel.
Vào năm 970 TCN, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel. Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên. Khi Solomon chết (khoảng 930 TCN), mười chi tộc phía bắc tách ra để thành lập Vương quốc Israel. Vào năm 722 TCN người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel và làm người Israel phải sống lưu vong, bắt đầu một cộng đồng hải ngoại. Vào thời đại di chuyển và du hành khá hạn chế, người Do Thái trở thành những người dân tỵ nạn đầu tiên và dễ bị chú ý nhất. Ngày xưa cũng như bây giờ, dân di cư được đối xử với sự nghi ngờ.
Cho đến cuối thế kỉ 18, từ Do Thái và theo đạo Do Thái được xem là đồng nghĩa trong thực tế, và đạo Do Thái là yếu tố chính thống nhất người Do Thái mặc dù mức độ theo đạo đó có khác nhau. Trong thời kỳ của chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, một vị vua nổi tiếng của Vương quốc Phổ là Friedrich II Đại Đế đã tiến hành khoan dung tôn giáo và gia tăng quyền lợi của cộng đồng Do Thái. Vào năm 1750, ông ra Thánh chỉ phán rằng người Do Thái được quyền làm chủ các trường học, giáo đường và nhà nguyện của họ. Theo sau Thời đại Khai sáng và thời đại Haskalah tương ứng theo truyền thống Do Thái, một sự thay đổi dần dần đã diễn ra mà qua đó nhiều người Do Thái cho mình là thành viên của nước Do Thái là khái niệm khác biệt với theo đạo Do Thái.
Từ "Yehudi" (số nhiều Yehudim) trong tiếng Hebrew nguyên thủy được dùng để chỉ chi tộc Judah. Sau này, khi phần phía bắc của Vương quốc Israel Thống nhất tách khỏi phần phía nam, thì phần phía nam của Vương quốc bắt đầu đổi tên theo của chi tộc lớn nhất của họ, tức là thành Vương quốc Judah. Từ này ban đầu đề cập đến cư dân của vương quốc phương nam, mặc dù từ B'nei Yisrael (Israelite, người Israel) vẫn được sử dụng cho cả hai nhóm. Sau khi người Assyria chinh phục vương quốc phía bắc để lại mỗi vương quốc phía nam còn tồn tại, từ Yehudim dần dần được dùng để chỉ toàn thể những người theo Do Thái giáo, hơn là chỉ những người trong chi tộc hay là trong Vương quốc Judah. Từ Jew trong tiếng Anh được bắt nguồn từ Yehudi (xem #Thuật ngữ). Sử dụng đầu tiên trong Kinh thánh Tanakh để chỉ đến toàn bộ dân tộc Do Thái được tìm thấy trong Sách Esther.
Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới)? Trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có đưa ra lời giải thích cụ thể cho vấn đề này.
Vai trò của bà mẹ Do Thái
Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh. Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.
Từ lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn.
Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm 1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm công nhân giữa phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái. Phụ nữ Ý thường phải đi làm và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì ngược lại. Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết trách nhiệm kiếm sống cho chồng - người ban ngày đi làm nhưng tối về có nghĩa vụ học và dạy cho con học.
Nhờ sự chăm sóc, động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh nhiều dân tộc khác. Vào năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao lên tới 170 điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái. Ngoài ra, những người này còn quan niệm điểm không quan trọng bằng cách học, mà đã học thì phải hỏi. Chính vì vậy, học sinh Do Thái được khuyến khích đặt thật nhiều câu hỏi cho giáo viên.
Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…
Hệ thống giáo dục phổ thông
Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán học, khoa học. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.
Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.
Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.
Xã hội Do Thái từ rất sớm đã coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức
Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới - từ năm 64 đầu Công nguyên - mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán; sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết, tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.
Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.
Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.
Theo Lan Hương/Khỏe & Đẹp