Vì sao mộ tặc trộm châu báu còn đập gãy răng Hoàng đế Càn Long?

Google News

Động cơ của tên mộ tặc Tôn Điện Anh khét tiếng đằng sau hành động táo tợn, vô nhân tính này là gì?

Tôn Điện Anh là ai?
Tôn Điện Anh (1889 - 1947) có tên thật là Khôi Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Từ thuở bé, Tôn Điện Anh đã nổi tiếng là một đứa trẻ quậy phá, đến tuổi thiếu niên thì gia nhập vào các hội nhóm giang hồ.
Điển hình là vào năm 1922, Tôn Điện Anh bị bắt truy bắt vì tội buôn bán thuốc phiện, phải chạy trốn đến Thiểm Tây.
Vốn là một kẻ mưu mô, xảo quyệt nhưng cũng rất khôn khéo, Tôn Điện Anh nhờ các mối quan hệ của mình để dã từ con đường cũ chẳng mấy vẻ vang, trở thành một quân nhân.
Ban đầu, Tôn được chỉ được đảm nhiệm vị trí của một phụ tá nhỏ trong quân đội, nhưng rất nhanh sau đó, hắn được cất nhắc lên sĩ quan.
Năm 1925, Tôn Điện Anh trở thành tư lệnh Quân đoàn số 12 dưới trướng Tưởng Giới Thạch.
Thời thế tạo ra… mộ tặc
Đáng lẽ ra, Tôn Điện Anh chẳng có liên quan gì tới việc trộm mộ nhưng thời thế dường như đã đưa đẩy hắn trở lại con đường cũ.
Vào năm 1928, các lãnh chúa quân phiệt hỗn chiến, dân chúng bần hàn, quốc khố hao hụt nặng nề.
Quân đoàn của Tôn Điện Anh vốn chỉ là quân tạp, không phải quân đội chính quy của Quốc dân đảng nên không được quan tâm, quân lương bị cắt giảm, quân lính dưới trướng của Tôn nhiều tháng ròng không được cấp lương.
Điều này đã khiến tinh thần họ trở nên rệu rã, nếu không được cấp phát lương e rằng có nhiều người đào ngũ, thậm chí có nguy cơ binh biến.
Do tình thế khó khăn, vị trí quân đoàn mà hắn đồn trú lại nằm ngay gần Thanh Đông lăng, trong tình huống đó, Tôn Điện Anh đã nảy ra ý định vô cùng táo tợn, đó là đột nhập và càn quét lăng mộ vua chúa Thanh Triều.
Vi sao mo tac trom chau bau con dap gay rang Hoang de Can Long?
Tôn Điện Anh. 
Trước đó, hắn đã từng chứng kiến thủ đoạn gây án của rất nhiều kẻ trộm mộ, chứng kiến một lượng lớn đồ tuỳ táng quý giá được chuyển đi ngay trước mắt mình, mắt Tôn Điện Anh sáng lên.
Hắn bắt đầu lên kế hoạch chi tiết cho việc trộm mộ.
Càn quét lăng mộ Càn Long
Thanh Đông lăng là nơi chôn cất của 5 vị hoàng đế Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong, Đồng Trị cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa triều đại nhà Thanh.
Vốn dĩ, quần thể lăng vua chúa vốn luôn được bảo vệ nghiêm ngặt kể từ khi xây dựng, quần thể Thanh Đông lăng cũng không ngoại lệ. Theo đó, quần thể này được bảo vệ bởi một đội ngũ lính canh và có đội quản lý lăng túc trực ngày đêm.
Tuy nhiên, do thời thế loạn lạc khó khăn, từ năm 1914, do ngân sách công eo hẹp, những người làm nhiệm vụ bảo vệ lăng không còn được trả lương nên hệ thống bảo vệ trở nên lỏng lẻo, không được sát sao như trước.
Đây chính là kẽ hở, tạo điều kiện vô cùng tốt cho đám mộ tặc Tôn Điện Anh hoành hành, tung tác.
Tháng 7/1928, lấy danh nghĩa quân đội, Tôn Điện Anh thông báo với bên ngoài rằng quân đội cần tiếp hành diễn tập, nên cả khu vực Thanh Đông lăng đều bị đóng kín, thế giới bên ngoài không hề hay biết đám người Tôn Điện Anh rốt cuộc đã làm những gì trong đó.
Trên thực tế, Tôn Điện Anh ở bên trong trộm mộ, đồng thời vận chuyển số lượng lớn đồ tuỳ táng trong Thanh Đông lăng ra ngoài. 
Trong quá trình cho phá nổ lăng mộ của Hoàng đế Càn Long, chúng phát hiện cổng của địa cung đã bị chèn chặt lại, khi cho kiểm tra mới phát hiện không phải thứ gì khác mà chính là quan tài của Càn Long tự di chuyển tới và chặn sau cửa (hiện tượng này đến ngày nay vẫn chưa được lý giải).
Phát hiện này khiến những kẻ mộ tắc sợ hãi đến toát mồ hôi lạnh nhưng chúng không vì thế mà bỏ cuộc.
Sau khi vào trong lăng mộ của Càn Long, cảnh tượng bên trong khiến Tôn Điện Anh được mở rộng tầm mắt.
Số lượng đồ tuỳ táng của Hoàng đế Càn Long quá nhiều, vàng bạc và châu báu hiển nhiên không cần kể tới, còn có rất nhiều cổ vật hiếm thấy. Những món bảo vật này đều có giá trị vô cùng lớn.
Thế nhưng không chỉ vơ vét những thứ sẵn có ngay trước mắt, Tôn Điện Anh còn cho bẻ gãy hết răng của Hoàng đế Càn Long.
Sở dĩ hắn làm như vậy là bởi trước đó, họ Tôn đã lấy được viên dạ minh châu dùng để ngừa thi thể phân huỷ từ bên trong miệng của Từ Hi Thái hậu.
Hắn đã nghĩ rằng, trong miệng của một người coi trọng việc hậu sự, lại có nhiều đồ tuỳ táng như Hoàng đế Càn Long, chắc chắn thi thể ông cũng ngậm bảo vật.
Vậy là Tôn Điện Anh đập rụng răng của Hoàng đế Càn Long, nhìn vào trong quả nhiên có bảo vật, trong miệng Hoàng đế Càn Long có ngậm một viên hoàng châu Tây Tạng, giá trị cao tới mức không thể tính nổi.
Điều này khiến Tôn Điện Anh vui mừng khôn xiết.
Vi sao mo tac trom chau bau con dap gay rang Hoang de Can Long?-Hinh-2
 
Sau đó, hành vi trộm hoàng lăng của đám người Tôn Điện An nhanh chóng bị bại lộ.
Tuy nhiên, đến khi những người bảo vệ lăng có mặt tại hiện trường, Dụ lăng – nơi an táng vua Càn Long đã chỉ còn là một bãi lầy hỗn độn.
Cuốn "Tổng hợp Đông lăng tặc án" có ghi: "Một mảnh xương sườn, hai xương bàn chân. một xương đầu gối đã được tìm thấy bên ngoài lăng."
Trước sức ép của xã hội, Tôn Điện Anh buộc phải nhanh chóng đem những cổ vật đi hối lộ hoặc tẩu tán với mức giá bèo bọt, nhiều di vật đã bị thất lạc ở nước ngoài hiện vẫn chưa rõ tung tích.
Theo trang Sohu, giá trị ước tính của những cổ vật bị Tôn Điện Anh cướp từ Thanh Đông lăng năm 1928 có thể lên tới 100 triệu nhân dân tệ.
Khi ấy, hậu duệ nhà Thanh trong đó có vua Phổ Nghi (lúc đó đang ở Thiên Tân) nghe được tin mồ mả tổ tiên bị cướp bóc đã tức giận đến rơi nước mắt, lên án gay gắt hành vị này và hứa sẽ đích thân trừng trị tên họ Tôn vô lại.
Thế nhưng có vẻ như Tôn Điện Anh chẳng thèm bận tâm tới những người này.
Để tìm kiếm ô dù cho mình, ông ta dâng dạ minh châu và bảo vật trong lăng mộ Càn Long cho phu nhân của Tưởng Giới Thạch, đồng thời còn tặng rất nhiều vật báu trong lăng mộ cho những quan chức như Diêm Tích Sơn.
Tôn Điện Anh đút lót rầm rộ, khiến rất nhiều quan chức đều được hưởng lợi, cũng nói lên rằng cả đám đều là "đồng phạm".
Thế nên dù hành vi trộm mộ của Tôn Điện Anh vô cùng xấu xa đáng lên án, nhưng ông ta lại không phải gánh chịu bất cứ sự trừng phạt nào vì việc này, ngược lại còn quan hệ giữa ông ta và các quan chức lại càng trở nên gắn bó hơn.
Từ phương diện này cũng có thể phản ánh được đời sống xã hội rối ren thời ấy.
Gây tội tày trời nhưng Tôn Điện Anh vẫn sống bình an vô sự và không hề phải trả giá, đến năm 1947 mới chết.
Theo Khánh An/ Pháp Luật và Bạn đọc