Trong Tam Quốc, so với Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị yếu thế hơn về địa vị và xuất thân. Tuy nhiên, Lưu Bị sau đó vẫn có thể xây dựng cơ nghiệp, lập nên nhà Thục Hán và trở thành một trong ba thế lực mạnh nhất Tam Quốc. Nguyên nhân là do đâu? Vì sao Lưu Bị "tay trắng" nhưng vẫn có thể làm nên chuyện lớn? Tất cả đều có nguyên nhân.
Gốc rễ của vấn đề ngay từ đầu Lưu Bị đã nhận ra và luôn cẩn trọng trong từng lời nói. Việc luôn tự nhận bản thân là hậu duệ của Hán thất chính là một minh chứng rõ nét.
Ngay từ khi vô danh, Lưu Bị luôn tự giới thiệu ông là: "Tại hạ là Lưu Bị, hậu duệ của Trung Sơn Vương Lưu Thắng". Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao Lưu Bị luôn nhận mình là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, một chư hầu vương của nhà Hán, mà không phải là Hán Cao Tổ Lưu Bang, vị hoàng đế khai quốc của triều đại này?
Hoá ra Lưu Bị làm vậy là vì 2 nguyên nhân sau đây.
Lý do Lưu Bị không nhắc đến Lưu Bang là gì?
Thứ nhất, Lưu Bị tuyên bố là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng là hợp lý và trùng hợp.
Lưu Thắng là con trai thứ 9 của Hán Cảnh Đế, vị hoàng đế thứ 6 của nhà Hán. Theo Hán thư, năm 154 TCN, Lưu Thắng được Hán Cảnh Đế lập làm Trung Sơn Vương và cho cai quản nước Trung Sơn, chư hầu của nhà Hán. Thật tình cờ là Lưu Bị cũng đến sống ở Trung Sơn.
Theo ghi chép trong lịch sử, Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng có tới 22 người con và 120 người cháu. Số lượng con cháu lớn như vậy ở các đời sau lại tiếp tục gia tăng. Như vậy, có rất nhiều hậu duệ của Lưu Thắng.
Do vậy, ngay cả khi Lưu Bị không phải là hậu duệ của vị Trung Sơn Tĩnh Vương này thì cũng rất khó để người đương thời có thể kiểm chứng.
Ngoài ra, Trung sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng và Hán Vũ Đế, vị hoàng đế thứ 7 của nhà Hán là anh em cùng cha khác mẹ. Lưu Thắng là Trung Sơn Tĩnh Vương, chư hầu vương đầu tiên của nước Trung Sơn, một nước chư hầu của nhà Hán.
Do đó, việc Lưu Bị luôn tự nhận mình là cháu của Lưu Thắng, có ý thể hiện rằng ông đang giúp đỡ, phò tá cho nhà Hán. Lập luận này cũng không phải là không phù hợp. Mặc dù không có ai hỏi Lưu Bị là hậu duệ của ai, nhưng cách nói của Lưu Bị vô tình lại rất trùng hợp và ẩn giấu tâm ý sâu xa.
Theo Tam Quốc chí, Lưu Bị nhà nghèo và mô côi cha sớm. Ông phải cùng mẹ làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống qua ngày. Có thể nói là xuất thân của Lưu Bị rất thấp. Nhưng với việc giới thiệu mình là hậu duệ của người trong hoàng tộc nhà Hán, Lưu Bị dù khó khăn nhưng vẫn có thể kết giao được với không ít người có danh vọng lúc bấy giờ. Rõ ràng, việc tự nhận là hậu duệ Hán thất có lợi rất nhiều cho Lưu Bị ngay từ buổi đầu lập nghiệp.
Thứ hai, Lưu Bị không thể tự nhận là hậu duệ của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Bởi vào thời nhà Hán, các thân thích của hoàng đế cùng họ Lưu thì đều được phong tước Vương, còn gọi là Chư hầu vương. Những Chư hầu vương này đều có đất phong riêng, binh lực và quyền lực.
Lưu Bang tuy là vị hoàng đế đầu tiên thành lập ra nhà Hán, nhưng không phải là tổ phụ của Lưu Bị. Do đó, Lưu Bị không thể tự nhận ông là hậu duệ của Lưu Bang được.
Tuy nhiên, chỉ với danh nghĩa là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, cũng có nghĩa là hậu duệ Hán thất, đã mang lại cho Lưu Bị rất nhiều lợi thế khi chiêu hiền đãi sĩ. Với thân phận đặc biệt này cùng với việc luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, Lưu Bị đã chiêu mộ được không ít nhân tài về phò tá như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân…
Nhờ đó, Lưu Bị dần gây dựng được thế lực, thậm chí còn trở thành hoàng đế đầu tiên của nhà Thục Hán. Quả thực là không hề đơn giản.
Theo PV/Pháp luật & Bạn đọc