Vì sao hoạn quan Lưu Cẩn được dân gian ví là “Hoàng đế đứng”?

Google News

Dân gian Trung Quốc khi đó gọi Lưu Cẩn là "Hoàng đế đứng", ám chỉ quyền lực của y, để phân biệt với "Hoàng đế ngồi" là Minh Vũ Tông.

Lưu Cẩn - hoạn quan mê tiền và cái kết bi thảm

Lưu Cẩn quê ở Hưng Bình, Hàm Dương thuộc tỉnh Thiểm Tây. Lưu Cẩn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1451 trong một gia đình họ Đàm. Tên ban đầu của Lưu Cẩn là Đàm Cẩn. Lưu Cẩn tin mình có khả năng ăn nói hùng hồn, vì vậy đã quyết định trở thành hoạn quan, vì hắn coi đó là con đường tốt nhất để thành công. Sau khi trở thành hoạn quan, Lưu Cẩn được một hoạn quan khác đã già có họ Lưu nhận nuôi, và đổi tên thành Lưu Cẩn.

Lưu Cẩn bắt đầu làm việc trong cung điện hoàng gia vào những năm thập niên 1480, nơi hắn bắt đầu hợp nhất với một nhóm hoạn quan khác mà sau này trở thành Bát hổ. Năm 1492, Lưu Cẩn được chuyển từ vai trò là người canh lăng mộ của Minh Hiến Tông sang công việc hầu hạ, phục vụ cho Đông cung Hoàng thái tử Chu Hậu Chiếu, tức hoàng đế Chính Đức tương lai. Lưu Cẩn trở thành người yêu thích của thái tử, và hắn trở thành người đứng đầu bộ đánh chuông và trống sau khi Chính Đức lên ngôi năm 1505. Từ đó, Lưu Cẩn dần có thêm quyền lực và sự ảnh hưởng, và được biết đến như là thủ lĩnh của Bát hổ.

Vi sao hoan quan Luu Can duoc dan gian vi la “Hoang de dung”?

Lưu Cẩn. Ảnh: Tioutou.

Năm 1507, Minh Vũ Tông cho xây "Báo phòng", cả ngày chìm đắm hưởng lạc với các mỹ nhân trong đó. Cũng từ đây, Minh Vũ Tông chểnh mảng việc triều đình, thường vào thiết triều muộn hoặc không đến. Minh Vũ Tông còn là kẻ nghiện rượu, thường nhân đêm khuya dắt Lưu Cẩn ra ngoài hoàng cung uống rượu và dâm dục với một vài mỹ nhân.

Hầu hết các nhà sử học thời Minh và hiện đại đều coi sự trỗi dậy quyền lực của Lưu Cẩn là bạo ngược và mô tả hắn là "tàn bạo, độc ác và xảo quyệt". Lưu Cẩn trở thành Trưởng ban Nghi lễ, trong đó hắn nổi tiếng với việc thay đổi các tấu chương được gửi đến và phản hồi từ hoàng đế. Điều này có nghĩa là về cơ bản, Lưu Cẩn đã kiểm soát những gì hoàng đế biết và những gì hoàng đế đã phê duyệt.

Sau đó, Lưu Cẩn trở thành Tư lễ giám của các quần thần, và được biết đến vì nhận hối lộ từ các quan chức cấp cao. Ví dụ, Lưu Cẩn yêu cầu 13 quan hành chính tỉnh phải trả cho ông 20.000 lượng bạc khi họ đến thăm kinh đô, ba lần một năm. Lưu Cẩn cũng rất có ảnh hưởng trong quân đội. Ở đỉnh cao quyền lực của Lưu Cẩn, tất cả các hành động quân sự phải được hắn chấp thuận, giúp hắn có nhiều quyền lực hơn các tướng lĩnh.

Sau khi tái lập Tây Xưởng và giao cho Cốc Đại Dụng quản lý, Lưu Cẩn đã thuyết phục hoàng đế tạo ra một Kho nội vụ (Nội xưởng), nơi sẽ giám sát các mối nguy hiểm trực tiếp lên ngai vàng và sự an toàn của hoàng đế. Kho này được làm giám sát viên cho hai kho kia, Đông và Tây, do đó củng cố quyền lực của Lưu Cẩn. Kho đã bức hại nhiều đối thủ chống đối với Lưu Cẩn và các chính sách của hắn ta. Người ta ước tính rằng hơn 1000 người đã bị giết trong Kho Nội vụ.

Dân gian khi đó gọi Lưu Cẩn là "Hoàng đế đứng", ám chỉ quyền lực của y, để phân biệt với "Hoàng đế ngồi" là Vũ Tông. Quyền thế Lưu Cẩn ngày càng mạnh, khiến triều đình ai cũng khiếp sợ và căm giận. Lưu Cẩn nắm quyền trong hơn 5 năm thì bị một số quan lại phối hợp lật đổ.

Cụ thể, năm Chính Đức thứ 5 (1510), An Hóa vương Chu Trí Phiên dấy binh phản loạn ở Ninh Hạ lấy cớ thảo phạt Lưu Cẩn. Minh Vũ Tông sai Dương Nhất Thanh đi dẹp loạn. Dương Nhất Thanh bắt Phiên đem về Yên Kinh nộp, nhưng thừa cơ lôi kéo thái giám Trương Vĩnh, mật tấu Lưu Cẩn mưu phản.

Khi bị lật đổ năm 1510, lực lượng Cẩm y vệ đã được Chính Đức gửi đến để bắt giữ Lưu Cẩn và tịch thu tài sản của hắn ta. Trong quá trình lục soát, các binh lính đã tìm thấy tổng cộng 12.057.800 lượng vàng và 259.583.600 lượng bạc, cũng như đá quý, con dấu giả và những chiếc lộng với những con dao giấu bên trong, có vẻ như được sử dụng để hành thích hoàng đế. Lưu Cẩn bị triều đình xử tử bằng hình phạt lăng trì với 1.000 vết chém. Hắn ta đã bị chém 3.357 lần trong khoảng thời gian ba ngày.

Theo dã sử, thịt Lưu Cẩn sau đó được bán với giá mỗi quan tiền/1 lạng, dân chúng tranh nhau mua hết, đủ biết mọi người oán hận Lưu Cẩn đến đâu.


Theo PV/Dân Việt