Thành Cát Tư Hãn là một trong những vị hoàng đế tài năng nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Ông sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ, khiến người Mông Cổ hoạt động tích cực ở mảnh đất Trung Nguyên. Không lâu sau khi Thành Cát Tư Hãn ra đời, cha ông bị giết, khiến bộ tộc do cha Thành Cát Tư Hãn cai trị tan rã. Khi lớn lên, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu hành trình báo thù.
Để trả thù cho cha, Thành Cát Tư Hãn lúc này đã chiến đấu khắp nơi và cuối cùng đã thống nhất được các bộ tộc khác nhau ở Mông Cổ. Từ đó trở đi, Đế quốc Mông Cổ được thành lập và sau đó bắt đầu mở rộng khắp nơi. Ở thời kỳ đỉnh cao, Thành Cát Tư Hãn gần như đã chiếm lĩnh toàn bộ Đông Á. Lúc này, đội quân của ông gần như bất khả chiến bại.
Trong cuộc đời Thành Cát Tư Hãn, ông chỉ chịu một thất bại duy nhất, đó là trận "Thập tam dực chi chiến". Nhắc đến cái tên Thành Cát Tư Hãn thì hầu như ai cũng biết. Nhưng điều nổi tiếng hơn cả là cho đến nay, mộ của ông vẫn chưa được tìm thấy. Ngay cả nguyên nhân cái chết của Thành Cát tư Hãn vẫn là một bí ẩn.
Sự ra đi và lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn đến nay vẫn là một bí ẩn chưa thể khai phá. Ảnh minh họa: Internet
Về cái chết của Thành Cát Tư Hãn, các nhà sử học có nhiều ý kiến khác nhau. Điều chắc chắn là sự ra đi của ông có liên quan đến Tây Hạ. Vào ngày 25/8/1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời vì bệnh. Trước đó, ông đã trúng tên độc vào đầu gối trong một trận chiến với Tây Hạ. Nhà thám hiểm người Ý Marco Polo tin rằng Thành Cát tư Hãn chết vì vết thương do mũi tên.
Theo sử sách ghi chép lại, trong suốt cuộc đời, Thành Cát Tư Hãn đã bị trúng tên ba lần. Lần đầu là trong trận chiến nhắm vào người TaTar năm 1202, lần thứ hai là trận Tây Kinh năm 1212 và lần thứ ba là mũi tên vào đầu gối trong cuộc tấn công Tây Hạ năm 1226. Có thể nói rằng, chính lần trúng tên cuối cùng này đã khiến Thành Cát Tư Hãn qua đời. Một mũi tên độc đã trúng vào đầu gối của ông.
Chỉ 8 ngày sau khi trúng tên, Thành Cát Tư Hãn qua đời vì bệnh. Vậy nên, sau đó, vấn đề cần xem xét là an táng ông ở đâu. Trong các tài liệu lịch sử, vị trí an táng của Thành Cát Tư Hãn không hề được ghi chép. Duy chỉ có một chi tiết được ghi lại đó là thi thể ông được chuyển từ trại quân ở đầu sông Onon.
Điều quan trọng hơn là, trong suốt quá trình di chuyển, con người và súc vật dọc đường đều bị thủ tiêu. Theo ý nguyện của Thành Cát Tư Hãn khi còn sống, mộ của ông nằm ở thung lũng trên núi Burhan Haldun nơi bắt nguồn của 3 con sông Onon, Kherlen và Tuul. Đây chỉ là một giả thuyết, có thể Thành Cát Tư Hãn nói như vậy chỉ là để "bịt tai trộm chuông".
Cho đến nay, vẫn không có dấu vết nào của mộ Thành Cát Tư Hãn. Điều này chứng tỏ mộ ông không hề nằm trên núi Burhan Haldun, Giới khảo cổ vẫn chưa có phát hiện mới nào về mộ của Thành Cát Tư Hãn. Do tất cả con người và súc vật đều bị tiêu diệt trên đường vận chuyển thi thể nên không ai biết cuối cùng thì ngôi mộ nằm ở đâu.
Về nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn, có 4 giả thuyết được đưa ra. Mỗi giả thuyết đều là một bí ẩn về lăng mộ Thành Cát Tư Hãn. Trong "Nguyên Sử" ghi lại "giả thuyết ngã ngựa" của Thành Cát Tư Hãn. Đó là vào mùa xuân năm 1226, Thành Cát Tư Hãn dẫn vợ đi chinh phục Vương quốc Tây Hạ. Lúc này, ông đang trên lưng ngựa thì con ngựa sợ hãi khuỵu ngã. Về sau, Thành Cát Tư Hãn đã đổ bệnh.
Giả thuyết thứ hai là bị sét đánh. Plano di Carpini, sứ giả châu Âu đầu tiên tới Mông Cổ, viết rằng Thành Cát Tư Hãn chết vì sét đánh, nhưng giả thuyết này khá kỳ quái và không đáng tin lắm.
Ảnh minh họa: Internet
Còn theo ghi chép của Marco Polo, Thành Cát Tư Hãn chết vì trúng độc. Điều này dẫn tới giả thuyết về đầu độc. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải mũi tên của quân Tây Hạ mà do Công chúa Tây Hạ gây ra.
Ngoài ra, còn một giả thuyết khác là bị công chúa nói trên ám sát. Sau khi công chúa này bị bắt, trong đêm đầu tiên phục vụ Thành Cát Tư Hãn, nàng đã nhân cơ hội ông lơ là mà dùng dao xuống tay. Giả thuyết này sau đó đã được lan truyền sang nhà Thanh và được ghi lại trong Tứ Khố Toàn Thư.
Theo Văn hóa và Phát triển