Vì sao cổ nhân nói: Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc?

Google News

Những người thường xuyên không quản được cái miệng của mình, thích khua môi múa mép, đâm bị thóc chọc bị gạo thì dễ dàng đắc tội với người khác.

Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc

Cây thường xuyên bị rung lắc thì gốc cây sẽ không vững, bất lợi cho sự hấp thụ nguồn nước cũng như dinh dưỡng. Câu tự ngữ này cũng có một câu liên quan khác là: Đàn ông rung chân thì nghèo, đàn bà rung chân thì hèn”. Có lẽ mọi người cũng từng nghe nói, người đặc biệt thích rung chân thường sẽ rơi rớt hết phúc khí.

Lý do là một người thích rung chân thì thường để lại cho người khác ấn tượng đầu tiên không có gì tốt, dễ tạo cho người ta cảm giác là một người ất ơ,hông có gì đáng tin cây cả.

Vi sao co nhan noi: Cay rung la rung, nguoi rung phuc bac?

Cho nên câu nói “cây rung lá rụng, người rung phúc bạc” là có đạo lý. Không chỉ vậy, câu tục ngữ phía dưới còn kinh điển hơn, đó chính là “ăn nói tùy tiện, mệnh yểu không tốt”.

Ăn nói tùy tiện, mểnh yểu không tốt

Câu nói này có lẽ mọi người cũng có thể đoán được ý nghĩa của nó. Họa từ miệng mà ra, thế nên nếu ăn nói không suy nghĩ, không biết quản lý cái miệng của mình thì dễ dàng gặp phải họa.

“Tâm tốt mà miệng không tốt, phú quý cũng sớm tiêu tan”.

Vi sao co nhan noi: Cay rung la rung, nguoi rung phuc bac?-Hinh-2

Cho dù trong đầu không chủ ý làm điều xấu mà miệng trót nói những lời ác ý cũng không thể chấp nhận được. Chỉ nói để thỏa mãn miệng mình mà bỏ lơ miệng đời thì chắc chắn kết cục không tốt.

Hãy nhớ rằng người xung quanh chính là tấm gương phản chiếu để mỗi người tự nhìn vào và thay đổi. Mỗi lời nói ra đều không thể nào thu lại được. Thế nên trước khi nói nhất định phải biết suy nghĩ thật kỹ.

Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep