Để củng cố quyền cai trị, từ đầu thời nhà Thanh, các Hoàng đế của nhà Thanh đã áp dụng chiến lược ngoại giao “Hôn nhân của người Mãn và người Mông Cổ”. Năm Tô Ma Lạt khoảng 10 tuổi, lọt mắt xanh của quản gia ở phủ bối lặc Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Bố, sau đó được chọn làm thị nữ, theo hầu Nhị Cách cách Mộc Bố Thái, người sau này trở thành Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu.
Mặc dù sinh ra trong một gia đình nghèo, thời thơ ấu Tô Ma Lạt không được học hành tử tế, nhưng bà có năng khiếu về tầm nhìn rộng và học hỏi được nhiều kiến thức. Bà không chỉ thông thạo tiếng Mông Cổ, mà còn tự học thành thạo tiếng Hán và tiếng Mãn trong thời gian rất ngắn. Vì ưu điểm này mà bà đã được lựa chọn làm thầy dạy chữ Mãn đầu tiên cho cháu nội Khang Hy.
Dù chỉ là một cung nữ xuất thân nghèo hèn nhưng Hiếu Trang Thái hậu vẫn bỏ qua ngôi vị tôi - tớ để coi bà như chị em ruột thịt. Mối tâm giao kéo dài đến 60 năm và trong suốt thời gian này, họ không rời nhau dù chỉ nửa bước.
Nhất là khi vị vua sáng lập nên nhà Thanh - Hoàng Thái Cực - băng hà, lúc này Hiếu Trang Thái Hậu đã phải ở góa khi mới ở tuổi 31. Thương cho nỗi mất mát quá lớn, Tô Ma Lạt đã quyết định cả đời không lấy chồng để ở lại cung hầu hạ, chăm sóc cho chủ nhân.
Năm Khang Hy thứ 26 (1687), Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu qua đời, khi đó Tô Ma Lạt đã bước sang tuổi 70. Tuổi cao, thêm vào đó là sự mất mát quá lớn khiến bà đổ bệnh. Lo lắng cho "ngạch nương", Khang Hy Đế đã giao thập nhị a ca Dận Đào, khi đó mới 3 tuổi, cho bà nuôi nấng.
Theo quy định của nhà Thanh Mãn Thanh, chỉ những thê thiếp cấp bậc Tần trở lên mới đủ tiêu chuẩn để nuôi dưỡng hoàng tử, điều này cho thấy trong lòng Khang Hy, Tô Ma Lạt rất được trọng dụng. Báo đáp lại "ân huệ" đặc biệt này của Hoàng đế, bà hết mực yêu thương, nuôi dưỡng cho Hoàng tử.
Nhờ sự chăm sóc, dạy bảo tận tình của Tô Ma Lạt, Đào Dận mau chóng trưởng thành, nhiều lần tham gia giải quyết việc chính sự. Trong khi các hoàng tử khác bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành ngôi báu thì Dận Đào lại đứng ở vị trí trung lập, cũng không hề kết bè đảng với bất kì hoàng tử nào. Cũng chính vì vậy, ông đều được Khang Hy và Ung Chính hết sức trọng dụng.
Tuy nhiên, lịch sử ghi lại rằng Tô Ma Lạt có hai thói quen kỳ lạ khiến người ta tò mò nhất: Cả cuộc đời bà chưa bao giờ dùng đến một loại thuốc, dù là khi bệnh nặng. Bà còn không bao giờ tắm rửa, riêng ngày Trừ tịch thì lại tắm rửa, lấy nước tắm ấy tự uống vào, cho là phép sám hối vậy.
Các nhà sử học đã đưa ra nhiều lời giải thích, nhưng những lời giải thích này hầu như không thuyết phục. Điều đáng nói là Tô Ma Lạt luôn có sức khỏe tốt và sống đến tuổi chín mươi. Vào thời điểm mà độ tuổi trung bình của một phụ nữ chỉ là 50, đây là một tuổi thọ hiếm có.
Vào năm Khang Hy thứ 44 (1705), Tô Ma Lạt qua đời, Khang Hy khi đó đang đi tuần, biết tin liền viết thư dặn các hoàng tử khoan nhập liệm để ông được gặp mặt Tô Ma Lạt lần cuối. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, vua đã để tang một người cung nữ. Lăng mộ cũng được hưởng sự đãi ngộ mà những cung nữ bình thường không được hưởng.
Sau khi Ung Chính lên ngôi, ngoài việc xây lăng mộ cho Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu, ông còn cho xây mộ của Tô Ma Lạt ngay gần đó mất gần 5 tháng mới xong. Cho đến nay, lăng mộ của bà vẫn là nơi thu hút rất nhiều khách đến ghé thăm khi tới Trung Quốc.
Theo Bảo Vệ Công Lý