Tư thế kỳ dị của các bộ xương trong mộ Tần Thủy Hoàng

Google News

Trong mộ Tần Thủy Hoàng, vì sao hài cốt các phi tần tuẫn táng cùng đều có tư thế kỳ dị không khép chân? Sự thật khiến tất cả lạnh sống lưng.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, Trung Quốc chính thức bước vào xã hội phong kiến và Tần Thủy Hoàng được coi là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Vị vua này không chỉ nổi tiếng vì tài kinh bang tế thế, nhiều tranh cãi lịch sử mà còn vì lăng mộ khổng lồ đồ sộ với đội quân đất nung đầy huyền bí và còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.

Tu the ky di cua cac bo xuong trong mo Tan Thuy Hoang

 

Người cổ đại thường tin vào luân hồi, và các hoàng đế hy vọng vẫn có thể cai trị ở một thế giới khác nên họ rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ. Việc chôn cất và xây lăng cho vua chúa, quý tộc được chuẩn bị vô cùng kỳ công với các nghi thức long trọng bậc nhất và rất đề cao yếu tố tâm linhdo. Tuy nhiên, trong thời cổ đại có một hủ tục mê tín rất đáng buồn, đó là tuẫn táng.

Tuẫn táng có thể hiểu là cúng tế người còn sống với người chết. Hủ tục tuẫn táng đã thịnh hành từ thời kỳ nô lệ. Tuy nhiên, tới thời kỳ phong kiến các vị quân chủ vẫn lạm dụng nó, không chỉ có nô tỳ mà thậm chí còn bắt cả thê thiếp tuẫn táng cùng mình khi qua đời. Ngoài các phi tần hay Hoàng hậu được phong làm Hoàng Thái hậu, những phi tần may mắn sinh được con trai sẽ có thể không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không có địa vị hoặc thậm chí được vua quá yêu mến cũng có thể phải chịu cảnh chôn cất đáng sợ này. Hủ tục trên kéo dài cho tới đầu thời kỳ nhà Thanh mới chính thức biến mất hoàn toàn.

Tu the ky di cua cac bo xuong trong mo Tan Thuy Hoang-Hinh-2

 

Theo sử sách, có rất nhiều cách để ép cung tần tuẫn táng cùng Đế vương. Có những người được “ban chết” trước khi tuẫn táng cùng nhà vua, nhưng cũng có người chỉ bị chuốc thuốc mê rồi trói tay chân và sẽ qua đời dưới hầm mộ.

Sự tàn khốc của hủ tục ấy được phơi bày khi hài cốt của những nữ nhân bị chôn cùng vua Tần Thủy Hoàng được khai quật. Trong đó, rất nhiều xương chân của các bộ hài cốt không khép lại được. Sau nhiều nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học thời hiện đại giải thích rằng lúc bị niêm phong cửa lăng mộ thì những người phụ nữ này đã sợ hãi tột độ, cố gắng giãy giụa trong vô vọng. Những người phải tuẫn táng đa phần đều qua đời vì lý do quá đói, mệt hoặc hết oxy để hít thở. Những giây phút cuối đời của họ chắc chắn không hề dễ chịu. Vậy nên khi được khai quật sau hàng ngàn năm, các thi hài đó đều có tư thế kỳ lạ như vậy.

Bất kỳ ai là nạn nhân của hủ tục tuẫn táng đều có cái chết đau lòng và đáng thương. Với những người phụ nữ chân yếu tay mềm vốn chỉ quen trong cung cấm, thậm chí có người là thê thiếp được sống trong nhung lụa thì sự ra đi như vậy càng tàn khốc. Đây cũng là một hủ tục cho thấy số phận của người phụ nữ trong thời đại xưa không thể tự quyết định số phận của mình. Dù trước đấy họ có địa vị cao quý đến nhường nào, có phải là phi tần được hoàng đế sủng ái hay không, thì vào giây phút đối mặt với cái chết, họ đều rất bi thảm.

 

Theo Thu Lê/Người Đưa tin