Những ai đã từng đọc "Hồng Lâu Mộng" thì chắc sẽ cảm thấy bị cuốn hút bởi các món sơn hào hải vị trong đó. Tuy mọi người chỉ đọc chữ, không thưởng thức được mùi vị món ăn như thế nào, nhưng chỉ cần đọc những cách chế biến cầu kỳ của từng món ăn trong đó thôi thì đã cảm thấy chóng mặt rồi. Đủ mọi sơn hào hải vị đặt trên cùng một bàn ăn, có lúc những món đó mới chỉ là những món ăn kèm cho thêm vị chứ chưa phải món chính. Quả nhiên, cách sinh hoạt của quý tộc thời cổ đại, những người hiện đại bình thường như chúng ta không thể nào hiểu được.
Những bữa ăn của giới quý tộc cổ đại vốn chỉ để ngắm chứ không phải để ăn cho thấy độ xa xỉ của họ trong cuộc sống dù đôi khi đó là những thứ cực kỳ quý hiếm, đắt tiền.
Thực ra, bà rất cầu kỳ trong phương diện ăn uống, giá trị dinh dưỡng hay khẩu vị món ăn đều chỉ là thứ yếu, vẻ ngoài hoành tráng mới là trọng điểm, nhất định bày kín cả một bàn ăn.
Được biết, một bữa ăn của Từ Hi, trên bàn phải bày biện cả hơn 100 món ăn. Hơn 100 món ấy, đương nhiên bà sẽ không ăn hết mà chỉ chọn ra một vài món trông vừa ý rồi ăn một vài miếng mà thôi. Những món còn lại, nếu tâm trạng tốt thì sẽ thưởng cho đám người dưới ăn, tâm trạng bình thường thì sẽ đổ hết đi. Cách ăn uống lãng phí như vậy, riêng về mặt tiền bạc thôi đã tiêu hao mấy trăm lượng bạc rồi. Hơn nữa, Từ Hi cũng rất cầu kỳ về mặt chế biến ẩm thực, không chỉ ăn những thứ tốt nhất mà đầu bếp cũng phải là đầu bếp giỏi nhất, kiểu loại món ăn đa dạng, không được trùng lặp.
Những đầu bếp nổi tiếng đến từ khắp nơi trong cả triều Thanh khi ấy hàng ngày đều đau đầu khi đối diện với đủ loại thực phẩm đắt đỏ. Ngoài một ngày ba bữa thông thường, Từ Hi còn muốn ăn những món điểm tâm, hoa quả, bánh trái. Ví dụ như việc ăn dưa hấu, mọi người đều thích bổ đôi quả dưa, sau đó dùng thìa khoét ruột ăn, hầu như đều sẽ ăn hết phần dưa màu đỏ. Nhưng Từ Hi thì khác, bà chỉ ăn đúng một miếng dưa ở chính giữa quả dưa, cũng chính là phần ngọt nhất, những vị trí khác đều bỏ hết, không ăn.
Mỗi lần ăn dưa hấu, các thái giám đều phải bưng mấy chục quả dưa để ở bên cạnh, vì Từ Hi chỉ ăn một miếng, quả dưa này ăn xong rồi thì đổi sang quả dưa khác. Cứ như thế, cả mùa hè cũng đã lãng phí mấy chục ngàn quả dưa rồi. Một cuộc sống xa xỉ như vậy mới khiến cho quốc khố triều Thanh cạn kiệt. Hạm đội Bắc Dương phải khó khăn lắm mới có thể tích góp được chút ngân sách, kết quả lại mua phải vũ khí chất lượng tệ đến mức không thể tệ hơn. Đó là còn chưa kể đến việc Từ Hi còn dùng quốc khố để xây những khu vườn và lăng mộ xa hoa cho riêng mình.
Phía sau sự hoang phí của cải, quốc khố như vậy, đều là những người dân ở tầng lớp thấp kém của xã hội bị bóc lột. Hơn nữa, Trung Quốc thời đó còn bị các nước đế quốc phân chia đàn áp, quốc khố cũng ngày càng kiệt quệ.
Những vị vua có công lao to lớn trong lịch sử Trung Quốc, có ai là không tiết kiệm, không quan tâm cuộc sống của người dân? Tới Từ Hi thì lại không thèm quan tâm, bỏ mặc, bóc lột người dân một cách tàn bạo, chỉ muốn một mình tận hưởng hết mọi vinh hoa phú quý trên đời. Đến cuối cùng, triều Thanh bị diệt vong, lăng mộ xa hoa của bà ta cũng bị trộm hết, những tiền tài của cải mà bản thân không mang đi được đều bị người khác vơ vét hết, thứ còn lại chỉ toàn là những lời mắng nhiếc chửi rủa của người đời sau và lịch sử.
Theo Vũ Phong / Công lý & xã hội