Tương truyền gậy Như Ý nặng tới 1 vạn 3 ngàn 5 trăm cân, thế nhưng theo Ngô Thừa Ân viết trong truyện thì gậy Như Ý nặng bằng số lần hít thở của một người trong ngày, dài thì là 13500 lần, ngắn thì là 84000 lần.
Gậy Như Ý có hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ: "Như ý kim cô bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân". Những dòng chữ cho thấy rằng cây gậy này tuân theo lệnh của chủ nhân sở hữu nó, có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa vi châm, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau.
Nói về gậy Như Ý, trong truyện viết rằng chiếc gậy vốn là khối thần thiết vạn năm được Thái Thượng Lão Quân 9 lần nấu luyện. Gậy Như Ý có tên đầy đủ là Như Ý Kim Cô Bổng. Như vậy, Thái Thượng Lão Quân chính là chủ nhân đầu tiên của gậy Như Ý.
Chủ nhân thứ hai là Đại Vũ. Lúc thiên hạ hồng thủy, Đại Vũ đã mượn Thái Thượng Lão Quân, đem Như Ý Kim Cô Bổng đi trị thủy. Thái Thượng Lão Quân sau đó cũng quên mất sự tồn tại của gậy Như Ý. Bởi vì khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung, Thái Thượng Lão Quân đối với cây gậy này tựa hồ cũng không có ấn tượng gì.
Lúc Đại Vũ tang thiêng, vì để người dân trong thiên hạ không còn bị lũ lụt uy hiếp, liền đem Kim Cô Bổng lưu lại Đông hải từ đó có tên gọi là Định Hải Thần Châm. Bởi vậy quyền sở hữu kim cô bổng lúc này thuộc về Đông Hải Long Vương.
Tuy nhiên, phải đến khi gặp được Tôn Ngộ Không, người - vật tâm đầu ý hợp, mới phát huy được sức mạnh của nó.
Theo Thương Hiệu và Pháp Luật