Trước khi chết, Gia Cát Lượng đã nhắn nhủ Lưu Thiện 6 chữ gì?

Google News

Có ý kiến cho rằng, nếu Lưu Thiện nghe theo diệu kế của Gia Cát Lượng năm nào, Thục Hán có lẽ đã không bị diệt vong sớm tới vậy.

Gia Cát Lượng (181 – 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư thần cơ diệu toán cuối thời Đông Hán và cũng là một trong số những trọng thần có công gây dựng lên tập đoàn chính trị Thục Hán thời Tam Quốc.

Sinh thời, Khổng Minh nổi tiếng là hiền thần cúc cung tận tụy, đến lúc cuối đời vẫn miệt mài với kế hoạch Bắc phạt để thực hiện khát vọng phục hưng Hán thất của Thục Hán. Chỉ có điều sau khi ông qua đời, Thục quốc càng lúc càng trượt dài trên đà suy vong.

Thế nhưng thực tế là trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng đã truyền lại cho Hậu chủ Lưu Thiện một diệu kế trị quốc. Nếu vị Hoàng đế này chịu nghe theo, có lẽ Thục Hán vẫn còn cơ hội trở mình.

Vậy diệu kế đó rốt cục là gì?

Cuộc đời cúc cung tận tụy của vị mưu sĩ nổi tiếng nhất nhì Tam Quốc

Truoc khi chet, Gia Cat Luong da nhan nhu Luu Thien 6 chu gi?

Năm 208, Gia Cát Khổng Minh chính thức rời núi, gia nhập tập đoàn của Lưu Bị và trở thành quân sư số một dưới trướng vị quân chủ này.

Ông cũng là chủ nhân của "Long Trung đối sách", đồng thời cũng là người đứng sau nhiều mưu kế quân sự, giúp Lưu Bị không ít lần có được chiến thắng nhờ lấy ít địch nhiều.

Sau này, Gia Cát Lượng thành công giúp Lưu Bị liên minh với Đông Ngô, đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích.

Tới năm 214, ông lại dẫn theo Triệu Vân, Trương Phi nhập Xuyên tiếp ứng quân chủ đánh bại Lưu Chương, giúp Thục Hán thu về địa khu Ích Châu rộng lớn.

Năm 219, Khổng Minh lại một lần nữa giúp Lưu Bị đối phó với Tào Tháo ở Hán Trung, khiến cho quân Tào lâm vào thất bại.

Ở vào thời điểm năm 220, Tào Tháo qua đời, người đứng đầu Ngũ hổ tướng của Thục Hán là Quan Vũ cũng bỏ mạng trong tay Đông Ngô.

Lưu Bị vì nóng vội báo thù nên đã quyết định phát động chiến dịch phạt Ngô, cuối cùng đại bại ở Di Lăng, không lâu sau liền u sầu mà qua đời ở thành Bạch Đế.

Kể từ đây, trách nhiệm phục hưng Hán thất và dìu dắt tân đế đều đặt cả lên vai của Thừa tướng Gia Cát Lượng.

Truoc khi chet, Gia Cat Luong da nhan nhu Luu Thien 6 chu gi?-Hinh-2

Sau một khoảng thời gian chờ cho Thục Hán khôi phục nguyên khí, năm 228, Khổng Minh đã bắt đầu kế hoạch Bắc phạt đánh Tào Ngụy.

Mặc dù ban đầu thu về được một vài thắng lợi, thế nhưng càng về sau, chiến dịch này càng gặp phải nhiều trắc trở.

Cuối cùng tới năm 234, vị Thừa tướng cúc cung tận tụy của Thục Hán đã lâm bệnh nặng vì lao lực, không lâu sau thì buông tay trần thế.

Không nghe theo diệu kế của Gia Cát Lượng, Lưu Thiện đẩy Thục Hán vào cảnh diệt vong

Thế nhưng sự thực là trước khi qua đời, Gia Cát Lượng từ sớm đã hoạch định chuẩn bị cho tương lai của Thục Hán trong vòng 30 năm tới.

Ông giao lại quyền phụ chính cho những nhân tài như Tưởng Uyển, Phí Y, truyền lại trọng trách Bắc phạt cho Khương Duy.

Đặc biệt, ông còn để lại cho Hậu chủ Lưu Thiện một diệu kế trị quốc để đảm bảo Thục Hán có được một tương lai vững chắc.

Điểm đáng nói lại nằm ở chỗ, diệu kế này chỉ gói gọn trong vòng 6 chữ. Đó là: "Thân hiền thần, xa tiểu nhân".

Câu nói ấy từng được nhắc tới trong tác phẩm "Tiền xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng. Ý khuyên người trị quốc nên tin cậy và gần gũi với bậc hiền thần, trung thần, tránh xa những kẻ tiểu nhân dã tâm, xu nịnh.

Truoc khi chet, Gia Cat Luong da nhan nhu Luu Thien 6 chu gi?-Hinh-3

Theo quan điểm của Qulishi, nếu Lưu Thiện nghe theo diệu kế này, Thục Hán có lẽ sẽ không nhanh chóng rơi vào cảnh bị tuyệt diệt trong tay Tào Ngụy đến như vậy.

Thế nhưng chỉ tiếc rằng sau khi Gia Cát Lượng qua đời, những hiền thần như Triệu Vân, Phí Y, Tưởng Uyển… cũng lần lượt buông tay trần thế.

Về phần Lưu Thiện, vị Hậu chủ ấy dường như cũng đã quên mất diệu kế năm nào của Thừa tướng Gia Cát Lượng, bắt đầu tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo.

Tới năm 263, Tào Ngụy phái hai tướng là Chung Hội và Đặng Ngải dẫn quân đánh Thục Hán. Vì nghe lời hoạn quan, bỏ ngoài tai lời đề nghị điều quân của Khương Duy, Lưu Thiện đã bỏ qua cơ hội cứu vãn cơ nghiệp của tổ tiên.

Kết quả là Đặng Ngải dùng kế lén qua Âm Bình, đánh thẳng vào kinh đô Thành Đô. Tới lúc này, Hậu chủ cũng chỉ còn cách mở cửa thành đầu hàng. Đại nghiệp của Thục Hán cũng chính thức bị xóa sổ từ đây.

Theo PV/ Phapluatbandoc