Ví dụ, đuôi công luôn rất dài và đẹp hơn con cái, là đồ trang trí dành riêng cho chim đực. Vậy tại sao lông chim đực thường đẹp hơn chim cái?
Để trả lời câu hỏi đó, trước hết ta phải hiểu tại sao chim lại có màu sắc sặc sỡ. Người ta đã đưa ra nhiều cách giải thích về màu sắc của loài chim. Tuy nhiên, ngày nay khoa học vẫn chưa thu thập được hiểu biết đầy đủ về vấn đề này. Rất khó giải thích tại sao giống chim đực lại có màu sắc sặc sỡ, sáng mà giống chim cái lại có màu đậm tối? Người ta đã cố gắng tìm hiểu ở mọi khía cạnh thì đưa ra một vài kết luận.
Trên thực tế, điều này liên quan nhiều đến thói quen tán tỉnh và sinh sản của loài chim, đồng thời là kết quả của sự thích nghi lâu dài với môi trường của chúng. Theo quan sát của các nhà động vật học, bộ lông đẹp là phương tiện phổ biến để chim đực thu hút chim cái. Vì nhiều loài chim có tính “đa thê” nên khi một con chim đực có ngoại hình đẹp và hấp dẫn thì có thể thu hút được nhiều bạn tình hơn. Bằng cách này, loài chim có thể tăng cường khả năng sinh sản, duy trì nòi giống và sinh tồn của loài. Rõ ràng, sự cạnh tranh giữa các hệ thống sinh học chọn lọc tự nhiên luôn diễn ra gay gắt và tàn khốc, về bản năng động vật, điều chúng hy vọng nhất là có thể tạo ra một quần thể rộng lớn, vì vậy vấn đề sinh sản rất quan trọng.
Vậy tại sao chim cái lại không có được lợi thế này? Trên thực tế, lông của chim cái cũng có vai trò của chúng. Ở hầu hết các loài chim, chim cái thường có nhiệm vụ ấp trứng và nuôi con. Vì chim cái phải ở trong tổ lâu ngày nên bộ lông sẫm màu có phẩn kém bắt mắt của nó lại rất giống với môi trường xung quanh, để tránh bị kẻ thù phát hiện, điều này rất quan trọng cho sự an toàn, góp phần to lớn trong việc sinh tồn trong môi trường tự nhiên.
Theo Hạ Tú/Thương Hiệu và Pháp Luật