Tử Cấm Thành là phức hợp cung điện rộng lớn nhất thế giới, nơi sinh sống của vua chúa nhà Minh và nhà Thanh cùng hàng vạn thái giám, cung nữ, kẻ hầu người hạ.
Thời xưa, Tử Cấm Thành là nơi ở của vua chúa, phi tử, Hoàng thân quốc thích và người hầu kẻ hạ. Hàng trăm hàng nghìn con người cùng chung sống, vậy thì họ phải giải quyết nhu cầu mỗi ngày như thế nào? Câu trả lời cực kỳ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.
Trên thực tế, chúng ta không khó nghĩ ra cách hoàng đế và các phi tần tự "giải quyết nỗi buồn" của mình, họ thường sai thái giám hoặc cung nữ lấy một vật gọi là "thùng vệ sinh" để giúp họ "giải quyết nỗi buồn". Sau khi đi vệ sinh xong, thái giám sẽ bưng đi đổ. Trong Tử Cấm Thành, có cả một bộ phận thái giám hoặc cung nữ chuyên phụ trách đổ chất dơ trong thùng vệ sinh và tẩy rửa thùng.
"Thùng vệ sinh" được làm bằng gỗ đàn hương, bên trong chứa tro gỗ đàn hương. Khi chất thải rơi xuống, tro gỗ sẽ bám dính vào bề mặt và ngăn mùi hôi phát tán. Tất nhiên là tro gỗ đàn hương không thể cản hết mùi nên thái giám sẽ cho vào đó một ít cánh hoa và hương liệu.
Vào các ngày 4, 14, 24 hàng tháng chính là thời điểm dọn dẹp trong hoàng cung. Những chất thải trong "cung phòng" sẽ được mang ra bên ngoài hoàng cung để xử lý, mùi hôi khó có thể phát tán.
Nếu nhìn kỹ trong Tử Cấm Thành, ngoài những nhà vệ sinh được xây sau này để phục vụ mục đích du lịch, thực tế còn có 3 nhà vệ sinh, 3 nhà vệ sinh này đều được xây dựng vào thời Càn Long và chỉ được xây dựng cho một người. Người này là mẹ của Càn Long, Càn Long cho xây rất nhiều nhà vệ sinh cho Thái hậu để tỏ lòng hiếu thảo, vì thân thể của Thái hậu những năm sau này không được tốt lắm.
Theo Nguyễn Giang/Bảo Vệ Công Lý