Trong cuộc đời của Tào Tháo vẫn tồn tại một ngoại lệ mang tên Quan Vũ. Có thể nói Quan Vũ là người khiến Tào Tháo thực sự nể phục và kính trọng. Nể phục vì tài năng xuất chúng, dũng cảm phi thường, uy tín đứng đầu toàn quân, kính trọng vì một lòng trung nghĩa với Lưu Bị.
Tào Tháo rất muốn chiêu mộ Quan Vũ. Ảnh: Sohu
Sau khi bị bắt trong trận Từ Châu, Quan Vũ đã giúp Tào Tháo tấn công Viên Thiệu và có nhiều những đóng góp to lớn. Quan Vũ sau đó được Tào Tháo phong là Hán Thọ Đình Hầu. Đến cuối cùng Quan Vũ vẫn ra đi và quay trở về phò tá Lưu Bị nhưng danh tiếng Hán Thọ Đình Hầu của ông cũng được nhiều người biết đến kể từ đó.
Theo tính cách của Quan Vũ, về sau này ông vẫn rất xem trọng tước vị mà Tào Tháo đã ban cho mình. Sau này trong trận Xích Bích, Quan Vũ đã chống lại quân mệnh thả Tào Tháo đi để trả ơn nghĩa mà Tào Tháo đối với mình trước đó.
Khi được phong là Ngũ hổ tướng, Quan Vũ bất đắc dĩ phải đứng cùng hàng với Hoàng Trung. Trong lòng Tào Tháo, Quan Vũ cũng là một nhân tài hiếm có. Ông biết rằng mình sẽ trở thành đối thủ trong tương lai nếu thả Quan Vũ, nhưng vẫn không đành lòng giết Quan Vũ. Trong suy nghĩ của Tào Tháo, chỉ có 4 người này mới có thể đánh bại được Quan Vũ.
Lữ Bố
Dựa theo sử sách ghi lại, Lữ Bố là danh tướng số một thời Tam Quốc. Ban đầu Lữ Bố đầu quân cho Đinh Nguyên, sau đó theo Đổng Trác, rồi một mình xông pha, tấn công căn cứ của Tào Tháo, chiếm được Từ Châu của Lưu Bị. Binh lực của Lữ Bố thực sự rất cao, trong đời chưa từng bại trận.
Tào Tháo đã từng tận mắt chứng kiến uy lực của Lữ Bố, thậm chí ông còn có chút không đành lòng khi giết Lữ Bố. Lúc bấy giờ Lữ Bố muốn xin Tào Tháo cho mình đầu hàng, Tào tháo đã phân vân và hỏi ý kiến Lưu Bị. Lưu Bị là người đã cảnh cáo Tào Tháo bằng những tấm gương của Đinh Nguyên và Đổng Trác. Bởi Lữ Bố là người vong ân phụ nghĩa từng trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác. Cuối cùng Tào Tháo đã hạ quyết tâm giết Lữ Bố.
Trương Phi
Trương Phi cũng là một danh tướng thời Tam Quốc, Ông vừa có võ nghệ cao cường lại có tấm lòng tận trung với Lưu Bị.
Trương Phi từng một mình chặn đánh hàng vạn quân Tào trên cầu Trường Bản. Chiến tích đó của ông đã trở thành biểu tượng khí phách hiên ngang, xả thân vì nước của một võ tướng.
Tranh Trương Phi. Ảnh: Sohu
Mã Siêu
Mã Siêu là một vị võ tướng, một chiến binh Tây Lương dũng mãnh trong lịch sử Tam Quốc. Mã Siêu đã từng nhiều lần đánh bại quân Tào khiến cho Tào Tháo phải "cắt râu, vứt áo" ở Đồng Quan, đoạt thuyền, tránh tên ở Vị Thuỷ. Có thể nói đây là lần khốn khổ nhất mà Tào Tháo phải chịu, trừ trận Xích Bích. Năng lực cá nhân của Mã Siêu rất mạnh nhưng tài thao lược chưa đủ, chỉ thích hợp làm tướng hơn là lãnh đạo nên sau này được Lưu Bị thu phục.
Tào Nhân
Tào Nhân là em họ của Tào Tháo và là một danh tướng số một trong doanh trại của Tào Ngụy thời Tam Quốc. Tào Nhân đã thể hiện rất tốt trong cuộc chiến chống lại Đông Ngô, hợp tác với Trương Liêu khiến Giang Đông không dám vượt sông Dương Tử trong một thời gian dài. Tào Nhân đã kề vai sát cánh chiến đấu cùng Tào Tháo cả đời và lập được rất nhiều công lớn.
Theo PV/Pháp luật và Bạn đọc